Những lưu ý trong ăn uống khi bị bướu cổ phình to?

Các bệnh nhân với chiếc bướu cổ phình to sẽ gặp nhiều triệu chứng khó khăn trong cuộc sống. Ngoài việc điều trị, bệnh nhân cần chú ý thêm những gì để nhanh thoát khỏi tình trạng bướu cổ phình to này?

Bướu cổ hay bướu tuyến giáp là trường hợp tuyến giáp phì đại bất thường. Dù bướu cổ phình to nhanh thì bệnh nhân vẫn không bị đau, tuy nhiên khi bướu phát triển lớn đến một mức độ nào đó có thể xuất hiện tình trạng bướu cổ gây khó thở, ho, vướng khi nuốt.

Khi bướu cổ phình to đi kèm với rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp thì người bệnh còn gặp phải chứng mệt mỏi, tính tình trở nên nóng nảy, khó ngủ, tăng hoặc sụt cân ngoài ý muốn.

Bệnh bướu cổ tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được theo dõi điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị sẽ kéo dài khá lâu, sau điều trị vẫn phải tái khám định kì. Vậy ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân bướu cổ nên chú ý những gì trong ăn uống để chữa bệnh tốt nhất.

Chế độ ăn uống cho người bệnh bướu cổ phình to 

Bệnh bướu cổ phình to cần phải kiêng thực phẩm gì

  • Các loại rau họ cải: Dù là bông cải xanh, cải ngọt, súp lơ, cải xoăn, củ cải, bắp cải thì cũng đều chứa lưu huỳnh. Khi bị phá vỡ, lưu huỳnh sẽ sinh ra isothiocyanates, chúng lấy đi I ốt và ngăn chặn tuyến giáp hấp thụ dưỡng chất cần thiết này. Hơn nữa trong bắp cải trắng còn chứa Goitrin có thể gây hại cho bệnh nhân bướu cổ. Nếu muốn sử dụng những loại rau này, chúng ta cần phải chú ý thái nhỏ rau và ngâm rửa kỹ càng để isothiocyanates được loại bỏ. Ngoài ra luộc hoặc nấu kĩ cũng giúp cho Goitrin trong bắp cải phân hủy đến 95%.

Bắp cải là loại rau mà bệnh nhân bướu cổ nên hạn chế ăn.

  • Đậu nành: Người bệnh bướu cổ có thể ăn hầu hết các loại đậu trừ đậu nành. Với đặc tính kháng giáp, Isoflavone đậu nành và các chế phẩm từ chúng (đậu phụ, sữa đậu nành, mayonnaise và các món salad) có ảnh hưởng xấu đến người bệnh bướu cổ
  • Tránh ăn nhiều đường: Khi mắc bệnh bướu cổ, chức năng của tuyến giáp phần nào bị suy giảm nên làm cản trở quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể, gây ra tình trạng tăng cân.
  • Thực phẩm giàu canxi: Nhóm thực phẩm này cần được kiêng bởi bệnh nhân bướu cổ phình to đang điều trị bằng thuốc bởi canxi có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy nếu uống sữa, bệnh nhân bướu cổ sẽ được khuyên nên uống cách xa giờ uống thuốc.
  • Caffein: Cà phê cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp, khiến cho người bệnh khó hấp thụ được thuốc điều trị. Vì vậy bệnh nhân bướu cổ phình to chỉ nên uống cà phê sau khi uống thuốc khoảng 1 tiếng.

Ăn gì tốt cho bệnh bướu cổ phình to

  • Các loại rau lá xanh: Rau bina, rau diếp,… và các loại rau lá xanh khác chính là nguồn magie và khoáng chất dồi dào, giúp hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp và giảm mệt mỏi cho cơ thể người bệnh bướu cổ.
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt bí, hạt điều,… sẽ cung cấp cho cơ thể sắt và magie nên cũng hỗ trợ tuyến giáp rất tốt. Các loại hạt này còn cung cấp vitamin B và E để tuyến giáp hoạt động trơn tru.
  • Hải sản: Nhiều loại hải sản như tôm, cua, ngao, sò rất dồi dào I ốt rất tốt cho bệnh nhân bướu cổ. Người chưa mắc bệnh khi ăn hải sản nhiều cũng phòng ngừa được bệnh này tốt nhất.
  • Khoai tây: Là loại củ chứa nhiều I ốt, sẽ rất tốt nếu bệnh nhân bướu cổ ăn nhiều khoai tây để cả vỏ nếu được.
  • Tỏi: Loại gia vị này sẽ giúp giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình sản sinh phân tử glutathione để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh. Vì vậy bệnh nhân nên thường xuyên dùng tỏi trong nấu ăn. Nếu được hãy nhai 3-4 tép tỏi mỗi sáng để giúp tuyến giáp ổn định.

Hải sản là nguồn thực phẩm bổ sung I ốt dồi dào nhất.

Sau khi mổ bướu cổ nên ăn gì để nhanh hồi phục

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân bướu cổ rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt giai đoạn này bệnh nhân rất cần được bổ sung I ốt. Người nhà bệnh nhân nên tham khảo những lời khuyên ăn uống dưới đây để chăm sóc cho bệnh nhân bướu cổ sau phẫu thuật tốt hơn.

  • Cần đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật bằng cách tăng dần lượng bột, gạo, đậu, với một lượng mỡ phù hợp trong khẩu phần ăn.
  • Thức ăn giàu vitamin và protein như thịt, trứng, sữa, gan, rau quả,… cũng bổ sung năng lượng hiệu quả.
  • Để tránh ảnh hưởng đến vết mổ, thức ăn cần được hầm nhừ, nấu chín kĩ. Nếu bị đau vết mổ, chỉ nên ăn các món loãng như cháo, sữa, súp để dễ nuốt.
  • Bệnh nhân có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn được nhiều hơn.
  • Bổ sung I ốt là rất cần thiết trong lúc này. Nhưng không nên nạp quá nhiều I ốt để tránh dư thừa.

Trên đây là một vài lưu ý về việc bướu cổ nên ăn gì và kiêng gì. Tuy nhiên, với những ai chưa mắc bệnh thì cũng nên tham khảo để có được khẩu phần ăn đầy đủ I ốt. Thực tế cho thấy các vùng núi và ngoại ô có tỉ lệ mắc bệnh bướu cổ khá cao do kiến thức dinh dưỡng, điều kiện sống của người dân còn kém. Vì vậy bổ sung I ốt từ thực phẩm một cách hợp lý là phương án phòng ngừa bướu cổ tốt nhất cho mọi người.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *