Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng dải tần hẹp (NBI)

1. Tổng quan về Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng dải tần hẹp (NBI)

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng dải tần hẹp (NBI) là kỹ thuật thăm khám bên trong đường tiêu hóa trên nhờ vào camera gắn ở đầu ống nội soi mềm có đường kính khoảng 1cm. Kỹ thuật này được sử dụng để phát hiện những tổn thương ở thực quản, dạ dày, hành tá tràng và giúp can thiệp cầm máu khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Thiếu máu
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư dạ dày

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân nào?

Nội soi chẩn đoán: Người bệnh nghi ngờ có bệnh lý dạ dày ( đau thượng vị. ợ hơi, ợ chua, nôn, xuất huyết tiêu hóa…) mà không có chống chỉ định.

Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Nội soi tầm soát: Barrett’s thực quản, ung thư, hội chứng đa polyp..

Nội soi can thiệp: Xuất huyết tiêu hóa, lấy dị vật, cắt polyp, cắt hớt niêm mạc điều trị ung thư sớm..

Chống chỉ định với ai?

Sự không phối hợp của bênh nhân khi nội soi ( kể cả là soi gây mê).

Thủng tắc ruột.

Các chống chỉ định khác chỉ là tương đối ( Các bệnh lý ở thực quản có nguy cơ làm thủng thực quản ( bỏng thực quản do hóa chất hoặc thuốc gây hẹp thực quản). Phình động mạch chủ. Suy tim. Nhồi máu cơ tim mới. Khó thở do bất cứ nguyên nhân gì. Cổ trướng to…)

  • Thủng tắc ruột.
  • Mới mổ ở vùng tiểu khung dưới 03 tháng.
  • Các trường hợp mắc bệnh nặng khác nên tham khảo trực tiếp bác sĩ để tư vấn hiệu quả nhất.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

  • Ưu điểm:

Khác với nội soi thông thường sử dụng ánh sáng tự nhiên, hệ thống máy nội soi NBI (Narrow Band Imaging) song hành hai chế độ:

  • Chế độ nội soi với độ phân giải cao thông thường sử dụng ánh sáng tự nhiên với bước sóng dao động trong khoảng 400-700nm
  • Chế độ dải tần ánh sáng hẹp (NBI: Narrow Band Imaging) chỉ sử dụng ánh sáng có bước sóng 415nm và bước sóng 540nm

Việc chỉ sử dụng hai bước sóng 415nm và 540nm, cho phép nội soi NBI tập chung phân tích kỹ lưỡng. Chi tiết hơn và cho kết quả tốt hơn nội soi độ phân giải cao đối với các biến đổi ở lớp bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa và hệ thống mao mạch nông nuôi dưỡng lớp niêm mạc. Do đó, kết quả nội soi NBI sẽ tốt hơn phương pháp nội soi độ phân giải cao thông thường.

Chính vì vậy, nội soi NBI được áp dụng chẩn đoán ung thư ống tiêu hóa (thực quản – dạ dày – đại trực tràng) ở giai đoạn sớm hoặc rất sớm, khi mới chỉ xuất hiện một số đám tế bào thư nhỏ khư trú tại chỗ rất nông trên bề mặt ống tiêu hóa.

Người mắc bệnh ung thư giai đoạn này chỉ cần tiến hành nội soi ống mềm, kết hợp can thiệp điều trị cắt bỏ lớp niêm mạc ống tiêu hóa tổn thương là chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Hiệu quả điều trị tốt, thời gian sống sau điều trị dài với chất lượng cuộc sống tốt, giảm tối đa nguy cơ tái phát, giảm gánh nặng tài chính, rút ngắn thời gian điều trị nội trú. Người bệnh hoàn toàn không cần phải điều trị phối hợp thêm bằng các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị…

Ngoài ra, kỹ thuật giúp phát hiện chính xác và nhanh nhất những tổn thương ở thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng gây chảy máu và còn có thể thực hiện can thiệp cầm máu qua nội soi.

  • Nhược điểm:

Là thủ thuật xâm lấn, có thể có một số biến chứng như đau, chảy máu, thủng khi nội soi, mặc dù biến chứng rất hiếm gặp.

4. Quy trình thực hiện

Kỹ thuật nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng được thực hiện tuần tự như sau:

  • Bác sĩ hỏi về tình trạng bệnh lý, tiền sử dị ứng và các thuốc bệnh nhân đang sử dụng, rồi tiến hành thăm khám để đánh giá các rủi ro trước khi chỉ định thủ thuật.
  • Bác sĩ giải thích cho bệnh nhân về mục đích, tiến trình cùng những biến chứng có thể gặp phải khi thực hiện thủ thuật và yêu cầu bệnh nhân ký giấy xác nhận.
  • Bác sĩ sẽ xịt thuốc tê vào họng hoặc tiêm thuốc mê để giảm sự kích ứng, khó chịu trong quá trình nội soi.
  • Bệnh nhân sẽ nằm thư giãn và nghiêng về bên trái
  • Bác sĩ đưa ống soi vào miệng, qua họng, đến thực quản rồi xuống dạ dày và tá tràng, hình ảnh được truyền từ camera ở đầu ống nội soi ra màn hình. Các hình ảnh trên màn hình sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường ở đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp , cần thực hiện lấy mẫu sinh thiết hay nội soi để cấp cứu cầm máu khi xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt khác.
  • Cuối cùng, bác sĩ rút ống nội soi ra khỏi miệng bệnh nhân. Từ lúc chuẩn bị cho đến khi nội xong kéo dài khoảng 20 phút. Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy tức, chướng bụng, hay mệt mỏi và buồn ngủ nếu nội soi có gây mê. Đây đều là những biểu hiện bình thường.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy tức, chướng bụng, hay mệt mỏi và buồn ngủ nếu nội soi có gây mê. Đây đều là những biểu hiện bình thường.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Nếu có các dấu hiệu bất thường sau, bệnh nhân cần lập tức đến gặp bác sĩ:

  • Ho, khó thở. Trào ngược máu, dịch dạ dày và thức ăn vào đường thở.
  • Đau bụng, chướng bụng.
  • Nôn ra máu, đại tiện phân đen sau khi đã đại tiện phân vàng.

7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Trước khi nội soi tiêu hóa có gây mê, bệnh nhân cần có một số chuẩn bị:

  • Bệnh nhân sẽ được khám tiền mê trước khi thực hiện kỹ thuật.
  • Đối với nội soi dạ dày có gây mê: bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi, không sử dụng thức uống có màu (cà phê, nước dâu,….).
  • Đối với nội soi đại tràng có gây mê: bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và làm sạch ruột trước khi tiến hành kỹ thuật.
  • Đối với trường hợp có bệnh lý kèm theo (tim mạch, phổi,…) cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá trước khi nội soi.
  • Nếu nội soi gây mê, sau khi soi xong bạn sẽ được đưa ra nằm tại vị trí hồi tỉnh khoảng 30 phút – 1 tiếng. Để đảm bảo an toàn, bạn không nên lái xe và làm các công việc phức tạp hay đòi hỏi tập trung cao và nên có người thân đi cùng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *