Phòng bệnh quai bị như thế nào?

Quai bị không còn là căn bệnh quá xa lạ. Nhất là khi quai bị dẫn đến một biến chứng mà bất cứ ai cũng vô cùng lo sợ đó chính là vô sinh. Đó là lí do tại sao bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng bệnh quai bị.

Phòng bệnh quai bị như thế nào cho hiệu quả?

Quai bị là một trong những căn bệnh truyền nhiễm mà bất cứ ai cũng mắc phải. Để không phải đối mặt với căn bệnh quai bị cũng như biến chứng của bệnh thì cách tốt nhất là phòng bệnh quai bị ngay từ đầu.

Hiện nay, cách phòng bệnh quai bị an toàn và hiệu quả nhất chỉ có tiêm phòng. Thường thì bé sơ sinh khi ra đời sẽ được sắp xếp lịch tiêm vắc-xin quai bị. Phụ huynh có thể tham khảo thời điểm tiêm phòng bệnh quai bị như sau:

  • Liều thứ nhất được tiêm khi trẻ trong độ tuổi từ 12 – 15 tháng tuổi.
  • Liều thứ hai được tiêm khi trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi.

Vắc-xin quai bị được tiêm chung với bệnh sởi và rubella. Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm chủng ở địa phương để đảm bảo trẻ được tiêm phòng bệnh quai bị đầy đủ nhé.

Người lớn chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm ngừa thì cũng nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cung cấp lịch trình chích ngừa bệnh quai bị.

Mặc dù vậy, vắc-xin phòng bệnh quai bị không hiệu quả 100%, nhất là khi trẻ sống trong vùng dễ xảy ra dịch bệnh quai bị. Người đã mắc quai bị rồi, cơ thể đã miễn dịch với virus, nhưng vẫn có vài trường hợp bị mắc quai bị 2 lần. Thế nên, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc phòng bệnh dưới đây để đảm bảo an toàn khi có dịch bệnh quai bị nổ ra.

  • Hạn chế đến nơi đông người khi đang có dịch bệnh xảy ra.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần, không dùng chung dụng cụ ăn uống hay đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn. Ho hay hắt hơi nên dùng khăn giấy che miệng.
  • Không gian sống cần thông thoáng và sạch sẽ.
  • Nếu trong gia đình có người bị bệnh nên cách ly và chăm sóc đặc biệt để bệnh không lây lan.

Để phòng bệnh quai bị hiệu quả và an toàn thì tốt nhất là tiêm vắc-xin.

Nắm được cách phòng bệnh quai bị song chưa hẳn đảm bảo là bạn sẽ không mắc bệnh. Bởi vậy, bạn cần phải tìm hiểu thêm về nguyên nhân và triệu chứng của quai bị để kịp thời điều trị. Việc nắm rõ thông tin về bệnh là cách tốt nhất để bản thân và người thân không phải đối mặt với những biến chứng của quai bị.

Nguyên nhân của bệnh quai bị là do đâu?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm đã quen thuộc với nhiều người, nhưng nguyên nhân gây bệnh do đâu, không phải ai cũng nắm tường tận. Quai bị (còn có tên gọi khác là má chàm bàm) là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi một loại virus có tên là Paramayxo. Bệnh có thể xảy ra quanh năm với bất kỳ đối tượng nào. Nhưng mùa cao điểm dễ mắc bệnh là mùa đông – xuân. Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh là trẻ em từ 4 – 15 tuổi. Những đối tượng chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị, những người chưa mắc quai bị bao giờ cũng cần phải chú ý vì quai bị có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.

Triệu chứng của bệnh quai bị biểu hiện như thế nào?

Quai bị dẫn đến biến chứng là do nhiều người bị lầm tưởng dấu hiệu bệnh quai bị với những bệnh cảm lạnh thông thường. Từ đó khiến cho việc điều trị bệnh quai bị chậm trễ dẫn đến biến chứng. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh quai bị mà bạn cần chú ý. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, không nên tự suy đoán bệnh mà nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán.

Triệu chứng thường gặp của quai bị có thể kể đến như:

  • Dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên đó là má phồng lên và quai hàm sưng đau do tuyến nước bọt bị viêm.
  • Người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt, nhiều trường hợp sốt cao từ 39 – 40 độ. Thậm chí có trường hợp còn sốt trên 40 độ kèm thêm rét run.
  • Khi mắc quai bị, bệnh nhân sẽ bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi, các cơ cũng bị đau. Xuất hiện chứng sợ ánh sáng.
  • Do quai hàm bị đau, thêm người mệt mỏi vì thế mà người bệnh bỏ ăn, ăn không ngon và bị sụt cân nhanh chóng.

Đặc biệt trong những trường hợp sau đây, người bệnh cần ngay lập tức được đưa đến bác sĩ, để tránh những biến chứng nguy hiểm:

  • Người bệnh mất phương hướng, người lả đi.
  • Đau bụng quằn quại.
  • Bỏ ăn, hầu như không thể ăn được gì.
  • Đối với bệnh nhân nam hoặc bé trai có biểu hiện sưng tinh hoàn do quai bị. Những trường hợp này cần được ngay lập tức đưa đến gặp bác sĩ. Việc chậm trễ có thể khiến dẫn đến biến chứng vô sinh.

Biến chứng của quai bị là cực kỳ nguy hiểm và khó lường. Quai bị biến chứng viêm màng não có thể khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa. Bởi vậy chủ động phòng bệnh quai bị nên được ưu tiên hàng đầu. Đối với những trường hợp nằm trong danh sách có nguy cơ mắc bệnh, thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán khi nghi ngờ bệnh “ghé thăm”. Không nên tự ý mua thuốc hay điều trị tại nhà.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *