Phốt pho – khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể

Phốt pho thường được nhắc đến bên cạnh vai trò của Canxi. Vậy khoáng chất Phốt pho có vai trò gì khác cho cơ thể không? Bổ sung Phốt pho bằng cách nào đúng cách nhất? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Phốt pho là gì?

Phốt pho cùng với canxi là 2 khoáng chất đứng đầu trong cơ thể con người. Người ta thường nhắc đến vai trò to lớn của Canxi mà không biết rằng chính Phốt pho giúp canxi được vận chuyển vào cơ thể.

Phốt pho có nhiều trong thực phẩm ăn hàng ngày vì thế, thiếu hụt Phốt pho rất hiếm xảy ra. Trong cơ thể phốt pho tồn tại dưới dạng hợp chất khi liên kết với các chất khác.

Tác dụng của phốt pho đối với cơ thể

Cơ thể cần lượng Phốt pho nhất định để duy trì hoạt động sống. Bởi phốt pho đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như:

  • Phốt pho có vai trò là cầu nối Canxi hấp thu vào cơ thể và vận chuyển canxi vào xương. Vì thế Phốt pho cũng đóng vai trò làm chắc khỏe xương răng.
  • Phốt pho là thành phần cấu tạo nên các tế bào AND, ARN trong hệ gen của cơ thể.
  • Hoạt động của tế bào tạo năng lượng cho cơ thể ATP diễn ra bình thường là nhờ Phốt pho.
  • Hoạt động lọc chất thải của thận không thể thiếu phốt pho.
  • Phốt pho cũng tham gia vào sự co cơ và sự dẫn truyền thần kinh vì thế phốt pho có vai trò trong hoạt động thần kinh, hoạt động co bóp cơ tim đều đặn…
  • Phốt pho tham gia vào quá trình hoạt hóa bạch cầu tại ổ viêm, làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Chính vì có nhiều chức năng như vậy nên sự rối loạn nồng độ phốt pho trong máu gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Thiếu hụt Phốt pho gây nên điều gì?

Cơ thể không được cung cấp đủ phốt pho hoặc do các trường hợp bệnh lý gây thiếu hụt phốt pho sẽ dẫn đến:

  • Tình trạng loãng xương, xương yếu, dễ gãy, thường xuyên đau lưng, nhức mỏi xương khớp.
  • Chức năng lọc chất thải của thận kém làm ứ đọng chất độc trong cơ thể.
  • Sức đề kháng của cơ thể kém đi, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng.
  • Thiếu phốt pho nặng khiến nồng độ phốt pho máu giảm sẽ gây ra triệu chứng hạ phốt pho máu cấp tính như: tan máu do hồng cầu dễ vỡ, nhiễm khuẩn nặng ở các cơ quan, lú lẫn hôn mê….

Thiếu phốt pho thường gặp ở những người nghiện rượu hoặc ăn uống kém dinh dinh dưỡng.

Thiếu phốt pho gây ra tình trạng loãng xương.

Thừa phốt pho xảy ra có nguy hiểm?

Khi lượng phốt pho trong cơ thể bị quá dư thừa sẽ gây nên tình trạng không hề có lợi như:

  • Tiêu chảy.
  • Tăng sự hấp thu canxi, magie vào máu. Canxi thừa trong máu sẽ gây vôi hóa mạch máu làm mạch máu bị xơ cứng, tim cũng bị phì đại.
  • Thu nạp quá nhiều phốt pho làm tăng gánh nặng lên khả năng lọc của cầu thận và dễ hình thành sỏi.

Tăng phốt pho máu có thể xảy ra đối với bệnh nhân mắc bệnh thận, đái tháo đường, bệnh gan, suy tuyến cận giáp

Hàm lượng phốt pho vừa đủ cho cơ thể

Nhu cầu về phốt pho trong cơ thể phụ thuộc vào lứa tuổi và giai đoạn phát triển. Trẻ đang bước vào giai đoạn tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cần một lượng lớn phốt pho để giúp xương chắc khỏe cũng như dài ra. Vì vậy, ăn gì để cao lớn hơn ở giai đoạn này? Ngoài canxi mẹ cần chú ý đến cả lượng phốt pho nữa nhé!

  • Trẻ sơ sinh bú mẹ cần 100mg phốt pho mỗi ngày.
  • Trẻ trên 6 tháng đến dưới 1 tuổi cần gấp đôi lượng phốt pho tức là khoảng 200mg hàng ngày.
  • Giai đoạn tử 1 – 9 tuổi cần khoảng 450 – 500 mg.
  • Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì tử 9 đến 17 – 18 tuổi cần đến 1250 mg.
  • Người lớn trên 19 tuổi lượng phốt pho cần bổ sung giảm xuống còn khoảng 700 mg.

Nắm được từng giai đoạn, lứa tuổi phát triển của con, mẹ sẽ biết cách bổ sung đúng và đủ hàm lượng phốt pho cần thiết.

Thực phẩm giàu Phốt pho

Các loại thịt động vật rất giàu phốt pho

Điển hình là thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt hay thịt lợn… Thịt gà quay hay nước có đến 300mg phốt pho trong 140 gram thịt. Hàm lượng phốt pho sẽ bị hao hụt do cách chế biến. Cụ thế, nướng hoặc quay sẽ giữ được khoảng 90% lượng phốt pho trong thực phẩm hơn là các cách luộc tiếp xúc nhiều với nước và nhiệt độ cao.

Nội tạng động vật

Nột tạng động vật như gan, tim, phổi… là nguồn cung cấp nhiều nhất phốt pho.  Chỉ trong 75 gram gan gà đã chứa 370 mg phốt pho. Tuy nhiên nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol không hề tốt cho sức khỏe. Do đó, cho dù nó có chứa nhiều hàm lượng phốt pho nhưng cũng không nên ăn nhiều.

Hải sản

Phốt pho trong các loại cá chứa 200mg trong 100 gram cá. Trong đó 85 gram cá hồi đã cung cấp 252 gram phốt pho.

Cá hồi rất giàu phốt pho.

Sữa

Không những là nguồn cung cấp canxi dồi dào, sữa bò còn chứa lượng phốt pho đáng kể. Một cốc sữa có chứa đến 210mg phốt pho. Không riêng việc uống sữa, ăn những thực phẩm từ sữa như phô mai, pho mát, sữa chua cũng có thể cung cấp đầy đủ lượng phốt pho cơ thể cân.

Phốt pho là khoáng chất có nhiều trong thực phẩm ăn hàng ngày. Lợi ích của việc bổ sung phốt pho đúng và đủ sẽ giúp các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về khoáng chất này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *