Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp bạn nên biết

Thuốc tránh thai khẩn cấp hiện nay rất phổ biến và khá hiệu quả trong việc phòng chống mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, vì vậy nếu lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người sử dụng.

Tránh thai khẩn cấp là một hình thức ngừa thai được sử dụng bởi những phụ nữ có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc sử dụng các phương pháp ngừa thai khác thất bại. Chúng được khuyến nghị sử dụng trong vòng 5 ngày sau quan hệ tình dục và đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ của thuốc và đạt hiệu quả tránh thai cao nhất.

Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Có 3 loại thuốc tránh thai khẩn cấp chính, có loại cần đơn thuốc và có loại không cần đơn thuốc. Bạn chỉ có thể uống trong giới hạn 1 – 2 viên thuốc tùy thuộc vào hãng thuốc và liều dùng của từng loại thuốc.

  • Levonorgestrel: Levonorgestrel là loại thuốc hormone được sử dụng trong một số biện pháp ngừa thai trong đó có tránh thai khẩn cấp. Thuốc được sử dụng cho mọi đối tượng và sẵn có ở các quầy thuốc như My way, Plan B One-step, Preventeza, Take action.
  • Thuốc tránh thai kết hợp (birth control bills): Thuốc tránh thai kết hợp cũng được sử dụng tránh thai khẩn cấp. Loại thuốc này ít hiệu quả và dễ gây ra triệu chứng buồn nôn hơn thuốc levonorgestrel. Bạn cần uống ít nhất 2 viên thuốc mới có tác dụng tránh thai khẩn cấp. Đây là loại thuốc được kê theo đơn. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để chắc chắn dùng đúng liều lượng.
  • Ulipristal: Ulipristal là một bộ điều biến thụ thể progesterone chọn lọc được sử dụng với mục đích tránh thai khẩn cấp (Ella) hoặc điều trị u xơ tử cung (Fibristal). Ella là thuốc tránh thai không chứa nội tiết tố. Thành phần chứa ulipristal, có tác dụng ngăn cản hoạt động của các loại hormone chính cần thiết cho việc thụ thai. Để được sử dụng loại thuốc này, bạn cũng cần đơn thuốc của bác sĩ.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiều loại cần có sự kê đơn của bác sĩ

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp hiện nay rất phổ biến và cũng khá an toàn nếu sử dụng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất cũng như của thầy thuốc. Mặc dù có những bất lợi nhỏ khi dùng thuốc nhưng hầu như không có biến chứng nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bạn cần biết:

  • Buồn nôn.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt.
  • Kinh nguyệt thất thường hoặc rong kinh.

Ngoài ra, chảy máu âm đạo thất thường khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể che lấp những triệu chứng của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung, do đó cần phải định kỳ (6-12 tháng) khám phụ khoa để loại trừ ung thư.

Có thai ngoài tử cung xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai. Nguy cơ này có thể tăng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp dài ngày và thường ở những người thừa cân. Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh huyết khối tắc mạch so với người không dùng thuốc.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp không có nghĩa là sẽ phòng ngừa có thai 100%. Trong trường hợp chậm kinh kéo dài, bạn nên đi khám hoặc dùng que thử để chắc chắn là không có thai.

Buồn nôn chính là tác dụng phụ thường xảy ra khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng trong những trường hợp nào?

Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm phụ nữ chưa từng sử dụng biện pháp tránh thai nào, phụ nữ không được bảo vệ bởi các biện pháp tránh thai hoặc khi sử dụng các biện pháp tránh thai thất bại như

  • Bao cao su bị rách, trượt hoặc không được dùng đúng cách.
  • Bỏ lỡ 3 ngày uống thuốc tránh thai hàng ngày trở lên.
  • Đối với thuốc tránh thai chỉ chứa progestogen, uống trễ 3 giờ so với thời gian dùng thuốc cố định hàng ngày hoặc hơn 27 giờ sau liều dùng trước đó.
  • Đối với thuốc tránh thai thông thường (0,75mg), uống trễ hơn 12 giờ so với thời gian dùng thuốc cố định hàng ngày hoặc hơn 36 giờ sau liều dùng trước đó.
  • Đối với thuốc tiêm progestogen norethisterone enanthate (NET-EN) dùng trễ 2 tuần.
  • Đối với thuốc tiêm progestogen chỉ có depot-medroxyprogesterone acetate (DMPA) là trễ hơn 4 tuần.
  • Đối với biện pháp tránh thai tiêm kết hợp (CIC) là trễ hơn 7 ngày.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là con dao hai lưỡi vì có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người sử dụng. Do đó, phụ nữ nên tránh lạm dụng phương pháp tránh thai này mà nên áp dụng những phương pháp an toàn hơn như dùng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai hằng ngày,…

Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp vì lý do bất khả kháng, chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, uống càng sớm càng tốt sau khi quan hệ, uống đủ liều lượng và đúng thời gian quy định. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *