Viêm bàng quang là một bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15 – 40 tuổi), ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ, chức năng sinh sản và hạnh phúc gia đình.
Theo thống kê cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ít nhất đều bị một lần viêm bàng quang cấp, và tỉ lệ này lớn khoảng hơn 50 lần so với nam giới. Cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ này tăng cao và những cách phòng tránh bệnh viêm bàng quang hiệu quả.
Viêm bàng quang ở nữ giới
Viêm bàng quang thường xảy ra khi vi khuẩn bên ngoài cơ thể nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển mạnh ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang. Thông thường môi trường niệu đạo trong thành bàng quang thường vô trùng do bàng quang tiết ra một lớp phủ bảo vệ nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên trong một số trường hợp như vệ sinh không sạch sẽ, mắc những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khiến cho vi khuẩn và nhân lên nhanh chóng và gây viêm bàng quang ở nữ giới.
Những nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc bệnh viêm bàng quang
Đặc điểm về tổ chức cơ quan sinh dục của phụ nữ
Diện tích bề mặt của âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh, trong khi niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, do đó vi khuẩn xung quanh vùng tầng sinh môn dễ dàng thâm nhập vào bàng quang.
Bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới bao gồm niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ và đi ngược lên vào sâu trong bàng quang gây viêm nhiễm bàng quang và vùng chậu
Âm hộ, âm đạo có nhiều nếp da gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị.
Do chức năng sinh lý
Vùng âm hộ, âm đạo có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Âm đạo thường xuất hiện nhiều khí hư (dịch âm đạo) đánh dấu sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ. Thông thường lượng hư này sẽ xuất hiện trước thời kỳ hành kinh, có màu trắng, dai, không mùi hoặc hơi tanh. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, nếu nữ giới không vệ sinh vùng kín đúng cách có thể khiến âm đạo bị viêm nhiễm và ảnh hưởng đến bàng quang.
Do kinh nguyệt
Bước vào những ngày của chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm, cổ tử cung chiều hướng mở rộng nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập.
Những sai lầm trong giai đoạn kinh nguyệt có thể khiến cho các vi khuẩn và các loại nấm sinh sôi, phát triển từ đó dẫn đến viêm nhiễm bàng quang như:
- Không thay băng vệ sinh trong khoảng 4 tiếng một lần: Sẽ dẫn đến tình trạng “tràn bờ đê”, tạo ra không gian lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ trong thời gian dài gây ra viêm nhiễm phụ khoa.
- Dùng tay thụt rửa “cô bé” quá mức: Không vệ sinh tay sạch sẽ khi rửa vùng kín làm tăng nguy cơ truyền nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào trong âm đạo và đưa vi khuẩn ra ngoài thâm nhập vào hậu môn. Ngoài ra thụt rửa âm đao quá mức không thể làm sạch vùng kín mà vô tình còn đưa vi khuẩn đi sâu vào bên trong đồng thời loại bỏ những vi khuẩn có lợi cho âm đạo.
Do chức năng cơ thể
Sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể trong thời gian mang thai có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu, nhiều bệnh phụ khoa có thể tái phát và để lại các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong bụng mẹ.
Những cách phòng ngừa bệnh viêm bàng quang
Có chế độ vệ sinh hằng ngày đúng cách
Nên tắm bằng vòi sen hơn là ngâm mình trong bồn tắm: Ngâm mình trong bồn tắm lâu có thể khiến nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, dễ gây viêm âm đạo, viêm bàng quang.
Vệ sinh hằng ngày đúng cách bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh có độ pH dịu nhẹ, không đưa ngón tay vào trong âm đạo gây xây xát, viêm nhiễm.
Không sử dụng xà phòng tẩy rửa và các loại nước hoa vùng kín để làm sạch bên trong âm đạo: Chúng có chứa những hóa chất có thể phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên của màng nhầy trong âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang gây viêm nhiễm.
Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục: Vệ sinh ở cả nam và nữ và đặc biệt không quan hệ tình dục khi đang hành kinh hoặc viêm nhiễm âm đạo. Đối với phái nữ, do âm đạo và hậu môn nằm rất gần nhau nên khi vệ sinh chúng ta nên vệ sinh theo hướng từ trước ra sau và phải vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vùng kín.
Phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh viêm bàng quang và chữa trị kịp thời
Viêm nhiễm bàng quang thường biểu hiện qua những dấu hiệu như đau hạ vị, sốt, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, vùng kín có mùi khó chịu… Lúc này người bệnh nên chủ động đến bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe. Nên ngừng việc quan hệ trong thời gian này và không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉnh định của bác sĩ.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.