Thông mũi họng ngược dòng ở trẻ em

1. Tổng quan về Thông mũi họng ngược dòng ở trẻ em

  • Tên khoa học: Thông mũi họng ngược dòng ở trẻ em 
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Kỹ thuật thông mũi họng ngược dòng (rửa mũi) để tống xuất đàm nhớt và các chất tiết ra ngoài. Chuyên viên vật lý trị liệu thao tác, chất đàm nhớt, chất tiết trong mũi, họng… của bệnh nhi sẽ được tống xuất ra ngoài.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Viêm phổi ở trẻ em
  • Viêm phế quản
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm mũi họng

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Trẻ sơ sinh
  • Trẻ nhỏ 3-4 tuổi

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp 
  • Không chiếm nhiều thời gian
  • Có tác dụng tức thời với trẻ sau khi thực hiện 

3. Quy trình thực hiện Thông mũi họng ngược dòng ở trẻ em

  • Đặt trẻ nằm trên bàn, giữ hai tay và hai chân của trẻ. Nhân viên y tế  cho trẻ nằm nghiêng đầu về một bên. Sau đó dùng nước muối sinh lý natri clorid 0,9% bơm chậm rãi và liên tục vào phía trên lỗ mũi, tạo dòng chảy liên tục từ khoang mũi trên xuống khoang mũi dưới, nhằm làm đàm nhớt loãng ra (long đàm nhớt) để dễ dàng đưa đàm nhớt và các chất tiết ra ngoài. Tiếp đến cho trẻ hỉ mũi (nếu trẻ lớn trên 3 tuổi).
  • Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không biết tự hỉ mũi, nhân viên sẽ canh lúc trẻ chuẩn bị thở ra thì dùng ngón tay cái và trỏ đóng kín miệng và mũi của trẻ lại, để đưa dòng khí cùng với đàm nhớt và các chất tiết ra ngoài qua lỗ mũi dưới. 
  • Sau đó chuyên viên cho trẻ nằm ngửa, dùng ngón tay cái và trỏ của hai bàn tay đóng kín miệng trẻ lại khi trẻ hít vào, để đàm nhớt và các chất tiết còn sót lại trong khoang mũi xuống họng. Khi thấy trẻ chuẩn bị thở ra, chuyên viên dùng ngón cái đặt dưới góc lưỡi rồi dùng một lực nhẹ nhàng di chuyển ngón cái để đưa đàm nhớt và các chất tiết từ hầu họng ra khỏi miệng.
  • Khi đàm nhớt nằm trên cổ họng hoặc trong miệng mà trẻ không tự tống ra được, chuyên viên sẽ dùng ngón tay cái đặt trên khí quản, cách đầu xương ức khoảng 5cm, các ngón còn lại đặt sau cột sống cổ, sau đó cho một áp lực nhẹ nhàng thì trẻ sẽ ho và tống xuất đàm nhớt ra ngoài.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Trẻ bớt quấy khóc, giảm khò khè, giảm nôn ói, ăn uống tốt hơn

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tình trạng thở khò khè tiếp diễn, trẻ có triệu chứng ho sặc sụa, nôn chớ, chảy nước mắt, khóc liên tục

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Chú ý cho bé ăn trước đó 2 tiếng, hoặc lâu hơn nếu thức ăn khó tiêu.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *