Tiêm nội nhãn

1. Tổng quan về Tiêm nội nhãn

  • Tên khoa học: Tiêm nội nhãn
  • Tên thường gọi: Tiêm nội nhãn
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Tiêm nội nhãn gồm tiêm thuốc vào tiền phòng và tiêm thuốc vào buồng dịch kính là phương pháp điều trị một số bệnh nhãn khoa. Tiêm nội nhãn giúp đạt nồng độ thuốc tối đa trong nhãn cầu và hạn chế các tác dụng toàn thân của thuốc.

Các nhóm thuốc thường được dùng tiêm nội nhãn hiện nay là:

  • Nhóm kháng sinh: vancomycin, ceftazidim, amikacin, amphotericin B …
  • Nhóm chống viêm: dexamethason, triamcinolon,…
  • Thuốc chống tăng sinh tân mạch: bevacizumab, pegaptanib, ranibizumab,…

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Võng mạc

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân bị võng mạc tiểu đường.
  • Glôcôm (tăng nhãn áp) bẩm sinh.
  • Bệnh glocom tân mạch.
  • Điều trị một số bệnh lý nhãn khoa như: viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, phù hoàng điểm và một số bệnh lý mạch máu võng mạc.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân có tiền sử tắc mạch.
  • Bệnh nhân đột quỵ.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân dị ứng với thuốc.
  • Không tiêm nội nhãn khi đang có nhiễm trùng cấp tính tại mắt (trừ tiêm kháng sinh để điều trị viêm nội nhãn).
  • Tiền sử dị ứng với các thuốc được tiêm.
  • Phụ thuộc vào loại thuốc tiêm nội nhãn, có các chống chỉ định riêng:
    • Chống viêm: glôcôm nhãn áp chưa điều chỉnh.
    • Thuốc chống tăng sinh tân mạch: tiền sử bệnh tim mạch.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao.
  • Bệnh nhân không cần lưu viện dài ngày.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân phải tiêm nhiều lần.
  • Có thể xuất hiện biến chứng.

4. Quy trình thực hiện Tiêm nội nhãn

Bước 1: Khám và xét nghiệm cho bệnh nhân.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Tiến hành tiêm:

  • Kỹ thuật tiêm thuốc tiền phòng:
    • Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
    • Gây tê tại chỗ hoặc gây mê hoặc tê bề mặt hoặc tê dưới kết mạc.
    • Sử dụng kim 26 – 27G, xuyên qua giác mạc trong sát rìa củng giác mạc, cách rìa 0,5 đến 1mm, hướng mũi kim song song với bình diện mống mắt để tránh chạm vào mống mắt và thể thủy tinh, bơm thuốc vào tiền phòng.
    • Sau khi rút kim ra, có thể dùng tăm bông vô trùng ấn ngay tại vết tiêm để tránh thuốc trào ngược ra ngoài.
  • Kỹ thuật tiêm thuốc vào buồng dịch kính
    • Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
    • Gây tê tại chỗ hoặc gây mê hoặc tê bề mặt hoặc tê dưới kết mạc.
    • Sử dụng kim 26 – 27G (đối với triamcinolon và macugen) hoặc 30G (đối với các kháng sinh, dexamethason hoặc avastin).
    • Tiêm xuyên qua vùng pars plana, cách rìa giác mạc 3, 5mm với mắt còn thể thủy tinh hoặc 3mm với mắt đã lấy thể thủy tinh (hoặc đã đặt thể thủy tinh nhân tạo).
    • Hướng mũi kim về phía cực sau của nhãn cầu để tránh chạm vào thể thủy tinh (trong các trường hợp còn thể thủy tinh), xuyên kim khoảng 5 – 7mm (khoảng 1/2 chiều dài kim), kiểm tra đầu kim nằm trong buồng dịch kính (qua sinh hiển vi nếu có), bơm thuốc vào nội nhãn.

Bước 4: Kết thúc thủ thuật

  • Sau khi rút kim ra, dùng tăm bông vô trùng ấn ngay tại vết tiêm để tránh thuốc trào ngược ra ngoài.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Xuất huyết nội nhãn.
  • Nhiễm trùng nội nhãn.
  • Xuất huyết dưới kết mạc

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau nhức mắt.
  • Giảm thị lực.

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Khi sử dụng 2 nhóm kháng sinh vancomycin và ceftazidim cần dùng 2 bơm tiêm riêng biệt, tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
  • Kiểm tra thị lực và khám trên sinh hiển vi kiểm tra tình trạng tiền phòng, mống mắt, thể thủy tinh.
  • Kiểm tra thị lực và soi đáy mắt người bệnh để loại trừ tăng nhãn áp nghiêm trọng hoặc thậm chí tắc động mạch trung tâm võng mạc, hoặc xuất huyết dịch kính.
  • Dùng thuốc kháng sinh tra tại chỗ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *