Tiếp xúc với người bệnh bao lâu có thể bị nhiễm Covid-19?

Tiếp xúc gần và trong thời gian ngắn có thể nhiễm Covid-19 gây viêm đường hô hấp cấp. Những người bệnh nghi ngờ nhiễm virus Corona mới (Covid-19) sẽ được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để tại bệnh viện địa phương (khoa truyền nhiễm của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh).

Virus Corona chủng mới (nCoV hay Covid-19) bề mặt mọc các chồi nhú, các gai bám dính vào tế bào phổi gây tổn thương phổi, khi vào cơ thể cũng khống chế tế bào bạch cầu gây suy giảm miễn dịch khiến cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn khác.

Virus Corona nguy hiểm thế nào?

Covid-19 lây qua giọt bắn khi rơi xuống đất sẽ nằm trên các mặt phẳng, đặc biệt là mặt phẳng, kim loại trong môi trường lạnh, ẩm thì có thể sống được 1 – 3 ngày. Đặc tính đó nhắc nhở chúng ta làm tốt hơn việc khử khuẩn trong bệnh viện, các vật dụng tại nơi có ca bệnh.

Khi vào cơ thể người do hít phải giọt bắn có virus, chúng chủ yếu tồn tại trong đường hô hấp. Một số rất ít tồn tại trong đường tiêu hóa. 95 – 98% người nhiễm Covid-19 có bệnh cảnh hô hấp, ngoài ra cũng có một số trường hợp có tiêu chảy hoặc suy thận – điều đó không là đặc tính mới hoặc bất thường với virus này.

Khi vào đến đường hô hấp, chúng ồ ạt tấn công gây tổn thương nhiều cơ quan, gây sốc nhiễm trùng, ức chế bạch cầu, giảm bạch cầu, suy giảm miễn dịch, bội nhiễm đường hô hấp, viêm phổi. Do đó, nâng cao đề kháng cơ thể là rất quan trọng để chống lại Covid-19. Với hầu hết người khỏe mạnh, tình trạng bệnh nhẹ, có thể khỏi sau 7 ngày.

Các ca bệnh nặng nhất là bệnh nhân có bệnh nền (đái tháo đường, tim mạch, bệnh nhiễm trùng khác), do đó cần phối hợp chuyên khoa để điều trị. Covid-19 thường gây bệnh cảnh nhẹ, thậm chí không có biểu hiện bệnh nhưng với trường hợp nặng có thể gây viêm phổi, suy thở, suy thận… Với bệnh nhân được truyền dịch trong quá trình điều trị, cần kiểm soát phù phổi.

Virus Corona vào cơ thể người do hít phải giọt bắn có virus

Tiếp xúc bao lâu có thể nhiễm Covid-19?

Nhiều người nhận định virus Corona sẽ chết khi ở nhiệt độ trên 25 độ C là sai lầm. Bởi cơ thể của con người lúc nào cũng duy trì ở nhiệt độ 37 độ C, lúc sốt có thể lên đến 40 độ C hoặc hơn. Ở nhiệt độ đó virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng.

Bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm, thông thường chúng chết chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp, virus có thể kéo dài thời gian sống.

Các nghiên cứu về khả năng tồn tại trong môi trường của virus gây bệnh SARS, người ta nhận thấy môi trường lạnh và khô (độ ẩm thấp) thì chúng càng sống lâu. Với nhiệt độ 4 độ C, virus sống hơn một tháng trong môi trường.

Ở nhiệt độ phòng 22 – 25 độ C, độ ẩm 40 – 50%, virus sống khoẻ tới 5 ngày, sau đó sẽ giảm từ từ. Đây là nhiệt độ và độ ẩm điển hình của một căn phòng có điều hoà nhiệt độ.

Ở nhiệt độ vừa phải 28 – 33 độ C, độ ẩm không ảnh hưởng tới virus đáng kể, có thể sống trong môi trường tới 4 – 5 ngày.

Khi nhiệt độ đạt tới 38 độ C và độ ẩm đạt tới 80 – 90%, virus sẽ giảm mạnh sau 24 giờ. Độ ẩm đạt tới 95%, chúng sẽ giảm nhanh hơn nữa.

Do vậy, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho những nước có khí hậu nóng ẩm và nhiều nắng như ở Việt Nam trong việc hạn chế thời gian tồn tại của virus này ở môi trường ngoài cơ thể.

Bên cạnh điều kiện thời tiết, các hỗn hợp sát khuẩn chứa 75% alcohol, chất chlrorine và peroxyacetic cũng được công nhận có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt virus này. Biện pháp tốt nhất là rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây, sẽ tiêu diệt gần hết mầm bệnh trên tay.

Dùng dung dịch sát khuẩn cũng có hiệu quả diệt khuẩn, nhưng điều khác biệt chủ yếu là thời gian diệt khuẩn. Theo một nghiên cứu gần đây, dung dịch diệt khuẩn phải mất khoảng 3 – 4 phút mới xuyên qua lớp chất nhầy của đường hô hấp và bất hoạt virus cúm mùa, trong khi rửa tay với xà phòng diệt khuẩn loại bỏ virus ngay lập tức.

Có dấu hiệu nhiễm Covid-19, đến bệnh viện nào?

Những người bệnh nghi ngờ nhiễm vi rút Corona mới (Covid-19) sẽ được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để tại bệnh viện địa phương (khoa truyền nhiễm của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh). 

Theo công văn hướng dẫn phân tuyến điều trị bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 của Bộ Y tế:

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (cơ sở Kim Chung, H.Đông Anh, Hà Nội) tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, người bệnh sẽ được chuyển đến: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội).

Bệnh nhân ở khu vực các tỉnh miền Trung và Tây nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên) sẽ được tiếp nhận cách ly điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trong trường hợp hết giường bệnh dự phòng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, người bệnh sẽ được chuyển đến các bệnh viện: Chợ Rẫy, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).

Mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc viêm phổi Vũ Hán được xét nghiệm tại: Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đối với các tỉnh khu vực phía bắc, Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực miền Trung, Viện Pasteur TP.HCM đối với các tỉnh khu vực phía nam.

Đường dây nóng của các bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh do Virus Corona

Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Đồng thời, Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng các bệnh viện trên cả nước để người dân kịp thời liên hệ về bệnh do nhiễm vi rút Corona: 19003228

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *