Tìm hiểu về nồng độ cồn trong rượu

Độ cồn là một trong những thành phần không thể thiếu trong bất kì thức uống rượu bia nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến nồng độ cồn trong rượu bia và phương pháp tính nó như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe khi thưởng thức.

Vậy nồng độ cồn trong rượu được ghi trên nhãn các chai rượu là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Thế nào gọi là nồng độ cồn trong rượu

Theo cộng đồng kinh tế châu Âu đưa vào áp dụng từ năm 1983, cách tính hàm lượng rượu theo thể tích % của rượu tinh chất có trong rượu. Nghĩa là nước 0 độ và rượu tinh 100 độ, điều này có thể giải thích như sau trước đây trên nhãn chai thường ghi 35 độ thì nay ghi 35 % Vol.

Cách tính này tính theo tỷ lệ trọng kế Gay Lussac như trước kia, nay chỉ thay đổi cách ghi. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số ghi theo độ Proof tiêu chuẩn tinh chất rượu của Mỹ.

Vậy muốn đội độ rượu Proof qua % Vol thì cứ hai Proof tương đương 1% Vol. Ví dụ rượu chivas 18 có 80 Proof thì tức là có 40 % Vol.

2. Cách tính nồng độ cồn trong rượu

Những người sản xuất rượu điều có những hiểu biết về các loại đường thường xuất hiện trong rượu và được chia thành hai loại như sau:

  • Đường dễ lên men là loại đường men ăn rất dễ và biến thành rượu có thể có nguồn gốc từ tự nhiên như đường từ trái cây nhất là trong nho.
  • Đường khó lên men là loại đường có cấu trúc hóa học phức tạp hơn, khó có thể ăn men hơn, trong những loại bia thành phần đường này thường đóng vai trò đáng kể làm tăng thêm vị ngọt cho bia và trọng lượng của bia.
Những người sản xuất rượu điều có những hiểu biết về các loại đường thường xuất hiện trong rượu

Trọng lượng riêng dùng để đo nồng độ bia chúng ta so sánh với nước, bằng cách đo nồng độ đường vào đầu quá trình lên men và một lần nữa vào ở cuối quá trình lên men để tinh toán lượng đường đã được chuyển thành rượu và do đó hàm lượng cồn của bia.

Trọng lực ban đầu là thước đo mật độ của bia rượu được lấy trước khi lên men bắt đầu, khi mức đường ở mức cao nhất.

Trọng số cuối cùng dùng để đo lượng mật độ của bia sau khi lên men hoàn tất, khi mức đường ở mức độ thấp nhất.

Để đo được nồng độ cồn trong rượu bia chúng ta có thể tính theo công thức sau:

  • Trọng lực ban đầu trừ cho trọng số cuối cùng và nhân với 131,25.

Đây là công thức tính nồng độ cồn có trong rượu giúp cho chúng ta có thể xác định tốt nhất những yếu tố độ cồn trong rượu và giúp cho chúng ta xác định độ mạnh của rượu để chúng ta có thể yên tâm khi thưởng thức rượu.

3. Thiết bị đo nồng độ cồn trong rượu

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà sản xuất đã thiết kế ra dụng cụ đo độ rượu khá tiện lợi.

Máy đo nồng độ cồn trong rượu là một thiết bị được thiết kế đặc biệt cho việc đo độ cồn của các loại rượu.

Máy đo nồng độ cồn trong rượu được thiết kế phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất rượu cũng như trong công nghiệp chế biến nước ép hoa quả. Hiện nay, các thiết bị đo nồng độ cồn được sử dụng khá phổ biến.

Máy đo nồng độ rượu hay còn được gọi là khúc xạ kế đo độ rượu, cồn kế,… có  nhiều dạng thiết kế khác nhau. Chúng khá nhỏ gọn, dễ sử dụng, hỗ trợ tính năng tự động điều chỉnh nhiệt độ do ảnh hưởng của môi trường nên giúp đưa ra kết quả đo tin cậy, độ chính xác cao.

Thiết bị này còn là một công cụ được sử dụng trong quá trình đo nồng độ cồn trong rượu của người lái xe tham giá giao thông, phục vụ cho quá trình làm việc của Cảnh sát giao thông trong việc xử lý sai phạm và điều chỉnh hành vi con người.

Máy đo nồng độ cồn trong rượu được thiết kế phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất rượu.

4. Nồng độ cồn trong rượu và cách kiểm soát lượng uống an toàn

Theo các nhà khoa học, lượng uống bia an toàn và có lợi cho sức khỏe cơ thể nằm ở khoảng 1 – 3 đơn vị uống chuẩn. Theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO: lập 1 đơn vị uống chuẩn là 10 g cồn.

Cách xác định lượng uống theo đơn vị uống chuẩn là như sau: độ cồn (%) x dung tích uống (ml) = số g cồn có trong lon/chai bia, sau đó lấy kết quả này chia tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn để ước tính lượng bia sử dụng trong giới hạn an toàn.

Ví dụ: Bia lon dung tích 330 ml, độ cồn 5% thì 1 đơn vị uống chuẩn sẽ là: 0.05 x 330 = 16.5, tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn 10/16.5, tương đương với 2/3 lon bia. Giới hạn uống bia rượu có lợi là 2/3 – 2 lon bia/ngày.

Với bia 3% độ cồn: 0.03 x 330 ml = 9.9, tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn 9.9/10, tương đương với 1 lon bia. Giới hạn uống có lợi là 1 – 3 lon bia/ngày.

Nhưng cần lưu ý, giới hạn có lợi này ở nữ thấp hơn nam vì sự khác biệt về thể trạng.

Nên uống bia chia nhỏ thành nhiều lần, không uống quá nhiều trong 1 lần và cũng không uống liên tục; đồng thời, cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Như vậy, xét theo thói quen và văn hóa uống bia trên bàn nhậu của người Việt thì chúng ta đang uống bia cách phản khoa học, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh (tệ nạn, tai nạn giao thông,…).

Hiểu về nồng độ cồn trong rượu và biết cách nhẩm tính lượng uống thích hợp giúp người uống chủ động hơn để kiểm soát tốt lượng bia an toàn và có lợi cho sức khỏe. Đừng để bia rượu là phương tiện gây tiêu cực cho cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *