Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên?

Nhiều người nghĩ rằng mùi hôi từ miệng khi nói chuyện là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Thế nhưng thật khó hiểu khi rất nhiều người bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên.

Hơi thở thơm tho là điều mà ai cũng mong muốn có được, để có thể tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Thế nhưng rất nhiều người bị hôi miệng dù đã đánh răng rất đúng cách và thường xuyên. Nguyên nhân bị hôi miệng nào lý giải vấn đề này???

Nguyên nhân gây hôi miệng dù đã đánh răng

Hôi miệng dù đã đánh răng vì uống ít nước

Nếu lượng nước trong cơ thể thấp dưới mức cần thiết, khoang miệng sẽ tự động hạn chế tiết nước bọt. Trong khi nước bọt lại có vai trò tiêu diệt vi khuẩn gây ra mùi và bảo vệ khoang miệng. Nước bọt còn là môi trường sống cho tất cả các tế bào trong khoang miệng. Thiếu nước bọt khiến cho các tế bào chết đi, gây bốc mùi.

Hôi miệng dù đã đánh răng do các bệnh viêm xoang mũi

Tai, mũi, họng là 3 bộ phận liên quan mật thiết đến nhau. Việc nhiễm trùng trong mũi, viêm xoang sẽ gây ra tình trạng tích tụ vi khuẩn, mưng mủ, và gây ra hôi miệng.

Hôi miệng dù đã đánh răng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đây là căn bệnh khiến cho thực quản bị suy yếu, axit dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Người mắc bệnh này thường gặp phải triệu chứng ợ nóng, nóng trong ngực, nóng họng, ợ chua, miệng luôn có vị chua. Cũng chính vì nguyên nhân đó mà miệng thường có mùi hôi khó chịu cực kì.

Hôi miệng dù đã đánh răng vì sâu răng

Sâu răng thường chỉ được phát hiện khi nó gây đau đớn. Vì vậy chúng ta thường chỉ phát hiện sâu răng khi tình trạng đã nặng trong khi đây lại chính là nguyên nhân gây hôi miệng. 

Bệnh do các vi khuẩn tấn công, ăn mòn men răng và tủy răng, giải phóng ra lưu huỳnh. Hoạt động này sẽ gây ra mùi hôi khó chịu bên trong khoang miệng chúng ta. Các nha sĩ luôn khuyên chúng ta nên kiểm tra tình trạng răng miệng của mình định kỳ ít nhất là 6 tháng một lần.

Viêm xoang mũi cũng có thể là thủ phạm gây hôi miệng.

Hôi miệng dù đã đánh răng do sỏi amidan

Amidan là hàng rào gồm các tế bào lympho giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Cũng vì phải “tiếp xúc” nhiều với vi khuẩn nên amidan dễ bị viêm và sưng đỏ, hình thành sỏi amidan. 

Chính những viên sỏi này trở thành thức ăn cho vi khuẩn. Chúng sinh sôi tại đây, gây tình tình trạng sưng viêm nghiêm trọng, sốt cao, đau họng, buồn nôn, ù tai,… Các vi khuẩn này khi hoạt động cũng thải ra các loại khí sulfur có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến hơi thở của người bệnh.

Ăn các thực phẩm dễ gây mùi cho khoang miệng

Dù có đánh răng nghiêm túc ra sao thì các thực phẩm đặc thù mang lại mùi khó chịu vẫn khó được loại bỏ hoàn toàn. Những thực phẩm này bao gồm: rượu, bia, sầu riêng, rau mùi, hành tỏi. Bởi những món này sẽ tạo ra dư chất dạng hơi và dễ dàng bám dính vào khoang miệng gây mùi hôi.

Không chỉ vậy, những thực phẩm chứa nhiều đạm, mỡ và các gia vị tạo mùi khác cũng khiến hơi thở có mùi vì chúng vô tình tạo ra sulfur trong quá trình chuyển hóa.

Hôi miệng dù đã đánh răng vì mắc các bệnh chuyển hóa

Các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường, là một trong những tác nhân gây ra hôi miệng. 

Khi thành phần đường trong máu cao, bệnh nhân tiểu đường sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, nha chu vì vi khuẩn dễ sinh sôi hơn. Từ đó mà hình thành nên chứng hôi miệng. Thế nhưng để cải thiện không phải chỉ đánh răng là đủ mà cần phải kiểm soát tốt đường huyết.

Những lưu ý để giảm tình trạng hôi miệng hiệu quả

Vẫn hôi miệng dù đã đánh răng, nhưng hãy tiếp tục

Vệ sinh răng miệng luôn là lưu ý hàng đầu khi bị hôi miệng. Vì vậy nếu chưa có hiệu quả tức thời thì bạn vẫn phải duy trì tần suất đánh răng ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Sau mỗi bữa ăn cũng nên súc miệng, uống nước cho thật sạch miệng dù bạn ăn món gì đi nữa.

Điều này sẽ giúp cho dư lượng thực phẩm còn thừa trong khoang miệng được loại bỏ. Vi khuẩn sẽ không còn môi trường tồn tại và sinh sản. Hoạt động vệ sinh răng miệng cũng sẽ ngăn không cho lượng thức ăn dư thừa phản ứng hóa học với axit trong nước bọt gây mùi hôi.

Nên giảm ăn thịt để hạn chế mùi hôi miệng.

Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây mùi

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo, ngọt, đậm mùi và nhầy nhờn nhìn chung dễ gây ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở. Dù có giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ đến đâu thì các thức ăn này cũng sẽ chống lại nỗ lực giảm mùi hôi miệng của bạn. 

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều thịt, bởi chúng dễ tồn dư lại và bám trong chân răng khiến vi khuẩn sinh sôi. Thịt cũng khiến dạ dày hoạt động quá tải, gây ra mùi hôi khi nói chuyện.

Uống nước thường xuyên giúp giảm hôi miệng

Dù nước bọt mang theo nhiều vi khuẩn nhưng cũng giúp rửa trôi vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Uống nước thường xuyên là mẹo chữa hôi miệng dễ thực hiện, giúp bạn giảm được mùi hôi miệng. Bởi khi uống nước nhiều, miệng bạn sẽ không bị khô, vi khuẩn không thể tích tụ nhiều để sinh ra mùi hôi.

Lượng nước bạn cần uống mỗi ngày nên được duy trì từ 2 – 2,5 lít. Đặc biệt uống nước thành từng ngụm nhỏ và thường xuyên trong ngày sẽ dễ dàng đẩy lùi hôi miệng hơn.

Bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên và đúng cách là thắc mắc của rất nhiều người. Vì hôi miệng hầu hết là do sự sinh sôi của vi khuẩn, nên các cơ quan khác trong cơ thể cũng góp phần khá lớn vào chứng bệnh này. Vì vậy, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng, và tìm cách khắc phục các căn bệnh sâu xa này để giảm hôi miệng hiệu quả nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *