Các loại sữa tách béo trên thị trường và lưu ý khi sử dụng

Sữa tách béo trên thị trường hiện nay có đến 3 loại chính, được phân biệt theo tỉ lệ % chất béo. Lựa chọn loại nào còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn.

Sữa tách béo hay còn gọi là sữa gầy. Là sữa nguyên chất đã được tách bỏ phần kem béo bằng công nghệ ly tâm. Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà lượng chất béo còn lại trong sữa sẽ khác nhau nhưng thường có 3 loại chính là sữa giảm béo 2%, sữa ít béo 1% và sữa chứa ít hơn 1% chất béo. Các tỷ lệ phần trăm này được ghi chú trên bao bì hoặc qua các màu sắc trên nắp sản phẩm.

Khi nhìn những loại sữa tách béo có sự khác biệt về độ béo, có lẽ sẽ khiến bạn cảm thấy phân vân không biết lựa chọn loại nào là tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu lượng calo và chất béo trong mỗi loại để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với mình và các thành viên trong gia đình nhé.

Phân loại sữa tách béo

1. Sữa chứa 2% chất béo

Sữa chứa 2% chất béo còn gọi là sữa giảm béo (reduced fat). Trên thị trường, loại sữa này được dán nhãn là sữa 2%, có nghĩa là chất béo chiếm 2% trên tổng trọng lượng của sữa. Loại sữa này có chứa 5g chất béo và có 9 chất dinh dưỡng thiết yếu như mọi loại sữa khác.

Một số loại sữa trên sản phẩm có dán nhãn 2% bạn có thể tham khảo là: Sữa tươi tiệt trùng Natrel, sữa tươi Table cove, sữa tươi thanh trùng Dalat milk…

2. Sữa chứa 1% chất béo

Sữa chứa 1% chất béo (low fat). Cùng một lượng 236ml sữa, thì sữa low fat chỉ có 2.5g chất béo và 100 calo, trong khi sữa nguyên chất có đến 8g chất béo và 150 calo.

Một số loại sữa tươi có dãn nhãn 1% chất béo là Meadow Fresh, Dutch Lady, sữa Nestle, sữa Anlene…

Sữa tách béo low fat thường chứa hàm lượng chất béo khoảng 1%.

3. Sữa chứa ít hơn 1% chất béo

Nếu bạn muốn giảm thiểu tối đa lượng calo cũng như chất béo hấp thụ vào cơ thể thì hãy chọn loại sữa ít hơn 1% béo. Lượng calo trong loại sữa này chỉ bằng phân nửa so với sữa nguyên chất, khoảng 80 calo trong 236ml sữa.

Nhiều người thường nghĩ sữa tách béo có chứa nước để pha loãng chất béo ra nhưng thông tin này là không đúng. Trong ly sữa ít hơn 1% béo vẫn còn giữ nguyên 9 chất dinh dưỡng thiết yếu và 8g protein chất lượng cao. Việc tách béo đã lấy đi các phân tử chất béo ra khỏi sữa.

Một số loại sữa ít hơn 1% béo có dán nhãn trên sản phẩm bạn có thể lựa chọn là sữa tươi tiệt trùng vinamilk 100% tách béo, sữa Promess, sữa TH True Milk…

Lưu ý khi sử dụng sữa tách béo

Mặc dù sữa tách béo chứ nhiều giá trị dinh dưỡng lại hạn chế đi calo và cholesterol nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe.

Bổ sung chất béo bão hòa: Sữa tách béo giúp giảm cân vì nó chứa rất ít chất béo bão hòa. Nhưng nếu cơ thể không đủ lượng chất béo này sẽ giảm hấp thụ các vitamin hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Lúc này, cơ thể sẽ tự chuyển hóa carbohydrate và đường để lấp đầy khoảng trống, vô tình lại thúc đẩy cảm giác thèm ăn.

Vì vậy, mặc dù chất béo bão hòa không tốt nhưng cơ thể bạn vẫn cần nó ở một mức độ vừa phải để sản xuất hormone, ổn định màng tế bào và tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Nếu bạn muốn dùng sữa tách béo thì nên cung cấp thêm vitamin cho cơ thể bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Trong sữa tách béo chứa ít vitamin A, D sau khi đã tách phần kem béo ra. Hai loại vitamin này lại rất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể.

Chọn sữa từ thành phần tự nhiên: Một số loại sữa tách béo có bổ sung thêm vitamin A, D tổng hợp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe như có thể phát ra độc tính khiến bạn bị ngộ độc vitamin, tích tụ trong cơ thể lâu ngày gây chứng suy giáp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và tử vong sớm.

Vì vậy bạn nên chọn loại sữa không đường và có thành phần hoàn toàn tự nhiên.

Cẩn thận khi dùng sữa tách béo có chứa sữa bột: Ở một số sữa tách béo có bổ sung sữa bột để cung cấp protein cho cơ thể nhưng nếu sữa bột này có chứa cholesterol bị oxy hóa sẽ gây hại cho các thành động mạch.

Rủi ro này cao hơn khi cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không bắt buộc nhà sản xuất liệt kê nguyên liệu này vào bảng thành phần trên nhãn hiệu.

Cần xem kỹ tem nhãn và thông tin trước khi mua sữa.

Phụ nữ mang thai không nên uống sữa tách béo: Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai không nên uống sữa tách béo. Theo medicalnewstoday, phụ nữ uống sữa tách béo có thể làm giảm khả năng rụng trứng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai uống sữa tách béo có chứa chất tổng hợp cũng cần lưu ý vì dư thừa vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Không cho trẻ em uống sữa: Trẻ dưới 5 tuổi không nên uống sữa tách béo vì nó không cung cấp đủ năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.

Không dùng để nấu ăn: Nếu sữa nguyên chất làm món ăn có hương vị thơm béo thì sữa tách béo lại không nên dùng để nấu ăn vì hương vị của sữa sẽ làm hỏng món ăn của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng sữa tách béo khi uống cà phê vì nó có công dụng tạo bọt tốt hơn sữa nguyên chất.

Cũng giống như các loại sữa dinh dưỡng khác, sữa tách béo sẽ đạt được tác dụng tối ưu nếu bạn dùng nó đúng mục đích. Và để tránh những rủi ro cho sức khỏe thì bạn nên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tìm hiểu kỹ về thông tin nhà sản xuất cũng như đọc kỹ các thông tin trên nhãn hộp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *