Chế độ ăn uống dành cho người bị mỡ máu cao

Rối loạn mỡ máu có thể biến chứng thành các bệnh lý tim mạch, viêm tụy, thậm chí là đột quỵ. Bệnh hình thành chủ yếu do lối sống và ăn uống không khoa học của người bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu chế độ ăn uống dành cho người mỡ máu cao cũng là một việc làm quan trọng góp phần hạn chế và giảm bớt những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Do đó, lúc này, với những người có mỡ máu cao thì chế độ ăn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Vậy rối loạn mỡ máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

1. Tìm hiểu chung về rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu, hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là hiện tượng nồng độ chất béo trong cơ thể quá cao hay quá thấp so với bình thường. Rối loạn mỡ máu là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thường là do chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc do sử dụng một số loại thuốc có thành phần làm tăng nồng độ triglyceride trong máu (thuốc estrogen, thuốc trị HIV…). Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bị rối loạn mỡ máu, hay các bệnh về tim mạch thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Rối loạn mỡ máu, nếu không được điều trị kịp thời, mỡ máu đọng lại thành động mạch gây xơ vữa động mạch, thậm chí mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, đột quỵ …..

Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc nhằm cân bằng lượng mỡ máu trong cơ thể, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.

2. Chế độ ăn uống dành cho người bị mỡ máu cao

Ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp

Rối loạn mỡ máu xảy ra chủ yếu là do hàm lượng cholesterol trong máu cao, vì vậy cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn như não, gan… động vật. Chú ý không ăn vượt quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng giàu cholesterol.

Hạn chế lượng đường tiêu thụ mỗi ngày

Lượng đường bổ sung trong các thực phẩm là mối quan tâm lớn của tất cả mọi người, bao gồm cả những người có mỡ máu cao.

Khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nêu rằng mỗi người trong một ngày không nên tiêu thụ quá lượng đường bổ sung bằng với 6 – 9 thìa cà phê, nhưng thực tế hầu hết mọi người đều ăn lượng đường bổ sung lớn hơn nhiều con số khuyến cáo.

Đường bổ sung là thành phần dễ dàng bắt gặp trong các sản phẩm đồ ngọt, đồ uống và các loại nước ép trái cây đóng hộp. Khi thu nhận quá nhiều vào cơ thể, lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành các triglyceride, làm tăng nồng độ mỡ máu cũng như kéo theo việc tăng các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch.

Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate

Cũng như đường bổ sung, lượng carbohydrate dư thừa cũng được chuyển hóa thành các triglyceride và dự trữ trong các tế bào mỡ. Do đó thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate có thể làm giảm mỡ máu là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Kết quả một nghiên cứu thực hiện năm 2006 đã cho thấy, những người thực hiện chế độ ăn độ ăn ít carbohydrate mà carbohydrate chỉ cung cấp lượng năng lượng chiếm 26% tổng lượng năng lượng thu nhận sẽ có mức giảm nồng độ mỡ máu lớn hơn nhiều so với những người thực hiện chế độ ăn có nhiều carbohydrate hơn (54% của tổng lượng năng lượng thu nhận do carbohydrate cung cấp).

Chế độ ăn uống dành cho người bị mỡ máu cao 2

Hạn chế ăn những thực phẩm có carbohydrate cao.

Giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn

Thịt đỏ cũng là một trong các loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao, vì vậy nên hạn chế lượng thịt đỏ có trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh mỡ máu. Ngoài ra, nên tránh các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật… Bệnh nhân mỡ máu có thể xem xét thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như cá, gà…

Ăn nhiều chất xơ hơn

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như trong nhiều nguồn khác (bao gồm các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu).

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm hấp thụ chất béo và đường ở tiểu tràng, qua đó giúp làm giảm nồng độ mỡ máu ở những người có mỡ máu cao. Một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của chất xơ lên mỡ máu, và được thực hiện qua hai pha, trong đó pha đầu những người tham gia sẽ thực hiện chế độ ăn ít chất xơ.

Sau đó, những người này sẽ bước vào bước thứ hai với chế độ ăn giàu chất xơ. Kết quả cho thấy chỉ sau 6 ngày pha đầu, nồng độ mỡ máu của những người tham gia đã tăng 45%, nhưng sau khi trải qua pha tiếp theo, nồng độ mỡ máu đã tụt xuống dưới mức cơ bản.

Bổ sung nhiều chất xơ như rau củ, trái cây cho người bị mỡ máu.

Sử dụng nhiều chất béo không bão hòa

Như đã đề cập ở hai nghiên cứu vừa nêu, chất béo không bão hòa có tác dụng hỗ trợ làm giảm mỡ máu, bên cạnh rất nhiều các lợi ích khác cho sức khỏe đã được biết tới như tốt cho người tiểu đường.

Chất béo không bão hòa gồm chất béo không bão hòa đơn (có nhiều trong dầu olive, các loại hạt và quả bơ) và chất béo không bão hòa đa (có nhiều trong dầu thực vật và các loại cá nhiều dầu). Do đó, bạn hãy bổ sung các loại cá nhiều dầu (như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ,…) và sử dụng dầu olive. Vì chúng vừa có tác dụng làm giảm mỡ máu, vừa có rất nhiều các lợi ích khác đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *