Lưu ý cho mẹ khi uống thuốc bướu cổ khi mang thai

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường, đây là triệu chứng chung các bệnh tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, bướu cổ đơn thuần… Vậy uống thuốc bướu cổ khi mang thai có sao không?

Bướu cổ có thể không đau, không có biểu hiện bất thường gì, hoặc với trường hợp bướu lớn có thể gây ho, nuốt vướng, hít thở khó khăn. Điều trị bướu cổ phụ thuộc vào kích thước của bướu, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm?

Một số trường hợp bướu cổ kích thước nhỏ, không gây ra rối loạn, hay biểu hiện bất thường nào thì không cần điều trị, mà chỉ cần định kỳ thăm khám để theo dõi sự phát triển của bệnh. Đối với trường hợp của bạn mà không ảnh hưởng đến thai nhi thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Còn với trường hợp uống thuốc bướu cổ khi mang thai thì sao?

Phụ nữ có thai bị bệnh tuyến giáp có nguy cơ gì?

Thai nhi trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Giai đoạn này chính  là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề. Uống thuốc bướu cổ khi mang thai có nguy hiểm?

Tại Mỹ, khoảng 2,5% phụ nữ có thai bị suy giáp. Phụ nữ mang thai bị suy giáp sẽ bị tăng huyết áp, còn với thai nhi thường là sảy thai,  đẻ non, thai chết lưu, rau bong non và trẻ sinh ra có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, bị đần độn. Cường chức năng tuyến giáp ở các thai phụ tuy ít gặp hơn, khoảng 1,7% phụ nữ có thai bị bệnh này, nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng như đẻ non, sinh non, tiền sản giật, sảy thai, thai nhẹ cân,…

Nguy cơ cho mẹ và con

Ở thai nhi: tuyến giáp của bé chỉ được hình thành ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ nên trong thời kỳ này, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormone tuyến giáp của mẹ. Thai nhi cũng phụ thuộc vào lượng iod dược cung cấp từ người mẹ cung cấp để tổng hợp hormone cho tuyến giáp. Trường hợp mẹ bị suy giáp thì con cũng bị suy giáp theo.

Nếu uống thuốc bướu cổ khi mang thai thì có vấn đề gì không?

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia, phát triển của các tế bào, cơ quan, các tổ chức, … cũng như sự phát triển của não bộ. Thường những trẻ bị suy giáp bẩm sinh sẽ có những bất thường về thể lực, trí tuệ như đần độn, kém hoạt động, chậm lớn.

Với mẹ bầu: nếu không được điều trị thì suy giáp có thể dẫn đến các biến chứng như: thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim, chậm chạp, táo bón. Trường hợp nhẹ có thể sinh nở bình thường, nặng sẽ có các bất thường như: ra máu nhiều, trẻ sinh nhẹ cân hoặc có thể bị tiền sản giật, bất thường ở bánh nhau. Nhưng nếu uống thuốc bướu cổ khi mang thai thì có vấn đề gì không?

Uống thuốc bướu cổ khi mang thai – Cách dùng thuốc

Phụ nữ trước khi có thai, hoặc trong thai kỳ cần kiểm tra chức năng tuyến giáp thường xuyên để nếu có dấu hiệu suy giáp thì cần điều trị cho tuyến giáp trở về trạng thái bình thường, tránh để xảy ra các cơn cường giáp. Bình giáp bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp (như levothyroxin). Cứ mỗi 6 – 8 tuần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp một lần có thể bằng cách xét nghiệm nồng độ chất FT4 và TSH.

Nếu có thay đổi liều thuốc thì sau 4 tuần phải kiểm tra lại chức năng tuyến giáp. Sau khi kiểm tra cần điều chỉnh thuốc để nồng độ FT4 và TSH trở lại mức cân bằng. Ngay sau khi sinh, sản phụ nên quay lại liều dùng thuốc như trước khi có thai.

Uống thuốc bướu cổ khi mang thai có sao không? Thai phụ khi mang thai bị suy giáp nếu không được điều trị thì con sinh ra có thể bị suy giáp. Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp ngay sau bé được sinh ra. Nhiều bà mẹ vẫn thường lo lắng về việc uống thuốc bướu cổ khi mang thai. Tuy nhiên với bướu cổ ở phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý tới các điều sau:

Thai phụ khi mang thai bị suy giáp nếu không được điều trị thì con sinh ra có thể bị suy giáp
  • Khi cơ thể người mẹ mắc bệnh bướu cổ do suy giáp hay chứng cường giáp đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các bệnh về suy giáp, sinh non, thiểu năng trí tuệ…Do đó, trước khi có kế hoạch mang thai, bệnh nhân nên điều trị khỏi bệnh trước khi có bầu. Đây là biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tối đa rủi ro cho trẻ.
  • Nếu tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ gây ra tình trạng nhược năng tuyến giáp hoặc cường tuyến giáp. Mẹ bị bệnh tuyến giáp trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như bé sinh ra có nguy cơ mắc bệnh suy giáp, thai chết lưu, sinh non, nhẹ cân,…
  • Nếu phụ nữ khi mang thai vẫn chưa chữa khỏi bướu cổ thì nên phẫu thuật cắt bỏ khối u bướu đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời, các bác sĩ khuyến cáo nên tránh tình trạng uống thuốc bướu cổ khi mang thai bằng cách trong khi dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp thì không nên có thai.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *