Những điều cần biết về nấm mắt kính áp tròng

Đeo kính áp tròng một cách thường xuyên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đôi mắt của bạn, trong đó đã có rất nhiều người mắc bệnh nấm mắt kính áp tròng.

Vậy, nấm mắt kính áp tròng là bệnh gì, triệu chứng của nó như thế nào và làm sao để phòng ngừa nó? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh bệnh lý này qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

Bệnh nấm mắt kính áp tròng

Nấm mắt kính áp tròng là gì?

Bệnh nấm mắt là gì? Các chuyên gia y tế cho biết, ngày càng có nhiều người bị bệnh nấm mắt mà nguyên nhân chủ yếu là do đeo kính áp tròng. Bệnh đặc biệt phát triển nhanh và có dấu hiệu tăng cao.

Nấm mắt kính áp tròng là tình trạng viêm nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn, thường gặp ở những người thường xuyên đeo kính áp tròng. Khi mắc bệnh này, nếu chúng ta có đặt thuốc kháng sinh vào những vết viêm loét đó thì cũng không thu được kết quả đáng kể.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ đã phải bắt tay vào điều tra. Dù mới chỉ phỏng vấn được 30 bệnh nhân, nhưng họ đã có kết luận ban đầu. Các nhân viên y tế liên bang Mỹ nghi có sự liên quan giữa căn bệnh nhiễm nấm ở mắt với dung dịch rửa kính Renu do hãng Bausch and Lomb sản xuất.

Triệu chứng của bệnh nấm mắt kính áp tròng

Người bị nấm mắt kính áp tròng thường có các triệu chứng bệnh nấm mắt điển hình như: đau mắt đỏ, chảy nước mắt, cảm giác chói mắt khi gặp ánh sáng và thị lực ngày một giảm sút. Khi bệnh nhân đến bệnh viện khám mắt, các bác sĩ phát hiện thấy tổn thương là các ổ loét bờ trên, đáy loét có các đám xuất tiết trắng vàng. Trường hợp nấm mắt kính áp tròng có mủ tiền phòng thì là mủ quánh đặc, không có ngấn nằm ngang mà bám leo sau nội mô giác mạc.

Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, sau ít nhất 2 tuần và nhiều nhất là 3 tháng, bệnh nhân nấm mắt kính áp tròng có thể sẽ bị sẹo giác mạc và bị mù tạm thời. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 8 người Mỹ phải thay giác mạc vì nấm mắt kính áp tròng gây ra.

Bạn bị chói mắt khi mắc bệnh nấm mắt kính áp tròng.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh nấm mắt kính áp tròng như: ngứa mắt, sưng và đau nhói mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, mắt đục, mờ và hoặc mất thị lực, sợ ánh sáng… hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh nấm mắt

Những chú ý trong điều trị nấm mắt kính áp tròng mà bạn cần nhớ, bao gồm:

  • Thuốc điều trị nấm da không được đưa vào mắt (do không phù hợp về pH, độ thẩm thấu muối và độ kích ứng đối với mắt).
  • Chủ yếu là điều trị tại chỗ, có khi mỗi giờ phải rỏ mắt 1 lần, trong nhiều ngày, nhiều tuần.

Có 4 loại thuốc chính đang được dùng điều trị nấm mắt:

  • Nhóm polyester (amphotéricin B, natamycin).
  • Nhóm zimydazon (5 fluoro tiroxin).
  • Nhóm sulfamid trộn bạc (cụ thể là sulfadiazin trộn bạc, vừa diệt nấm, vừa diệt khuẩn).
  • Natamycin 5% là loại thuốc rỏ nước, rất tốt với nấm sợi Aspergillus.

Nếu khó xác định loại nấm thì cứ dùng amphotéricin B, dùng thêm fluconason cho đường toàn thân.

Nên làm kháng nấm đồ, xem loại nấm gây bệnh mắt đó đặc hiệu với thuốc gì nhất để điều trị cho hiệu quả. Nhiều khi phải nạo biểu mô giác mạc để thuốc ngấm được nhanh và nhiễm vào các lớp tổn thương sâu.

Phòng ngừa bệnh nấm mắt kính áp tròng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh nấm mắt kính áp tròng, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người dùng nên:

  • Trước khi chạm vào kính áp tròng phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Tuyệt đối phải nhớ tháo kính áp tròng ra trước khi ngủ, tắm hoặc đi bơi.
  • Chà và rửa kính áp tròng bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng mỗi khi chúng được lấy ra.
  • Thay thế dung dịch kính áp tròng cũ bằng dung dịch mới mỗi khi bảo quản kính áp tròng trong hộp.
  • Làm sạch kính áp tròng sau mỗi lần sử dụng để phòng tránh bệnh nấm mắt kính áp tròng.

Nấm mắt kính áp tròng là một bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể dẫn đến mù lòa. Do vậy, bạn không nên chủ quan, xem thường nó mà làm hại “cửa sổ tâm hồn” nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *