Suy nhược cơ thể ăn gì?

Người suy nhược cơ thể nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Sẽ có một khoảng thời gian bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, ốm yếu, thậm chí chẳng muốn ăn gì. Nguyên nhân có thể là do thời tiết chuyển mùa, cơ thể thiếu chất hoặc bạn sắp bệnh nặng. Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về những món ăn tốt nhất khi bị ốm, bị mệt mỏi bạn nên thử, cùng tìm hiểu nhé!

Suy nhược cơ thể ăn gì? 

1. Ngũ cốc

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm khoảng 45 – 65 % trong khẩu phần ăn hằng ngày bởi 1 gam tinh bột cung cấp tới 4 calo cho cơ thể của bạn (gấp đôi protein). Theo các nhà khoa học, một người nên bổ sung ít nhất 240 – 360g tinh bột mỗi ngày. Nhất là với những người bị suy nhược cơ thể thì tinh bột từ gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì… là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu.

2. Các loại protein từ động thực vật

Protein là nguồn cung cấp acid amin thiết yếu cho cơ thể. Bạn nên chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu protein chẳng hạn như: thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, hải sản, trái cây sấy khô, các loại quả hạch (óc chó), đậu… Mỗi ngày nên ăn khoảng 0,8 – 1,3 g protein/1kg cân nặng cơ thể.

3. Chất béo tốt

Chất béo chứa nhiều calo hơn tất cả các chất khác (9g calo/1g chất béo) vì vậy người bị suy nhược cơ thể nên ăn thêm các loại chất béo lành mạnh từ dầu oliu nguyên chất, dầu mè, dầu nành, quả bơ… Các sản phẩm này rất giàu omega – 3, không những bổ dưỡng mà còn ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp giảm cáu gắt, khó chịu cho người bệnh. Chất béo sẽ cung cấp khoảng 20 – 30% tổng lượng calo trong 1 ngày của bạn.

4. Trái cây

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt, dần dần làm cho cơ thể phục hồi và khỏe mạnh trở lại. Một số loại hoa quả chứa nhiều Vitamin C bao gồm các loại quả họ cam quýt, bưởi, ổi, dưa hấu…

Kali giúp cơ thể điều hòa cân bằng nước và điện giải từ đó giúp duy trì mọi hoạt động của cơ thể ở mức bình thường, không bị xáo trộn, đặc biệt là hoạt động của hệ tiêu hóa và tim mạch. Kali có nhiều trong các loại quả như dưa hấu, cam quýt, bơ, nước dừa, mơ…

Bổ sung đầy đủ Vitamin A, E giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt, mệt mỏi. Một số loại quả giàu Vitamin A,E bào gồm: dưa hấu, mơ, mận, đào sấy khô, bơ, đu đủ, kiwi, xoài…

Cần bổ sung trái cây vào khẩu phần ăn cho người suy nhược cơ thể.

5. Sữa chua

Sữa chua là một trong những món ăn tốt nhất khi bị ốm. Món ăn này cung cấp 150 calo và 8g protein, rất giàu canxi và là một loại thực phẩm probiotic giúp bạn ít bị ốm hơn.

Carbohydrat trong sữa chua cũng cung cấp năng lượng, giúp bạn nhanh khỏi ốm. Đặc biệt, sữa chua rất dễ ăn, có thể kết hợp với nhiều loại trái cây, yến mạch, rau củ để chế biến thành những món ngon bổ dưỡng.

6. Tỏi

Hàng nghìn năm trước, tỏi đã được sử dụng để chữa bệnh. Với khoa học hiện đại ngày nay, tỏi đã được chứng minh là một trong những siêu thực phẩm lành mạnh có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Nó có tác dụng kháng khuẩn, là thuốc kháng virus, chống nấm, có thể chữa bệnh, có thể chống lại vi khuẩn, virus và kích thích hệ miễn dịch. Ngoài ra, đặt tỏi dưới gối trước khi đi ngủ vì có tác dụng hành khí. Khi khí huyết lưu thông, bạn sẽ ăn tốt, ngủ tốt, giảm những nơi đau nhức trên cơ thể rất hiệu quả, ổn định huyết áp.

Thực tế cho thấy, bổ sung tỏi vào các món ăn sẽ giúp món ăn của bạn vừa bổ dưỡng mà còn tăng hương vị và thơm ngon hơn. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe, tăng cường miễn dịch, chữa ốm yếu, mệt mỏi.

Một số món ăn cho người bệnh suy nhược cơ thể

1. Canh gà tiềm

Các món gà tiềm vừa ngon lại bổ dưỡng được nhiều người ưu tiên hàng đầu bồi bổ sức khoẻ sau ốm đau, những ngày mệt mỏi và cơ thể thiếu chất.

Gà được sử dụng để hầm món canh này thường là gà ác, nếu không thì có thể dùng gà ta thông thường. Gà ác hay gà thường ít mỡ, thịt lại nhiều đạm, chứa đến 18 loại acidamin và vitamin như: A, B1, B2… và các nguyên tố vi lượng như: Ca, Na, K, Fe, Mg…

Theo Đông y thì thịt gà có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Và tuỳ theo mục đích sử dụng thì bài thuốc dùng cho món gà hầm thuốc bắc cũng sẽ có sự khác nhau trong thành phần.

Ví dụ như: để bổ huyết điều kinh thì sẽ gồm: ngải cứu tươi, củ niễng, đậu đen, đương quy, ký tử, thục địa, gừng tươi. Còn nếu dùng để bổ dưỡng an thần thì sẽ là táo hồng, bạch thược, liên tử. Bạn cần tham khảo cẩn thận khi sử dụng để tránh sai tác dụng.

2. Canh sườn heo

Canh sườn heo cũng giống như các món canh gà tiềm, chứa đầy hương vị, calo, vitamin và khoáng chất như magiê, folate, canxi và phốt pho. Uống nước xương trong thời gian bị ốm sẽ giúp bạn chóng phục hồi cơ thể.

Sườn heo rất dễ chế biến và có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác tạo nên món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Muốn cải thiện giấc ngủ, nạp thêm năng lượng vào những ngày mệt mỏi thì canh sườn non bí đỏ, canh sườn non đu đủ là sự lựa chọn tuyệt vời đấy nhé!

Cuối cùng, chế độ ăn uống khoa học có ý nghĩa quan trọng với người bị suy nhược cơ thể, không chỉ giúp làm giảm mệt mỏi mà còn góp phần hồi phục và nâng cao sức khỏe nhanh chóng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *