Tầm quan trọng của việc ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của việc ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau cũng như cách để thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Việc ăn đa dạng thực phẩm với một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể thưởng thức được nhiều hương vị khác nhau. Cùng tìm hiểu tầm quan trọng của việc ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau để có thể thực hiện được một chế độ ăn lành mạnh trong bài viết dưới đây ngay nhé!

5 nhóm thực phẩm cần có cho một thực đơn ăn đa dạng

Dựa vào thành phần dinh dưỡng và nhu cầu của từng cơ địa, các chuyên gia dinh dưỡng đã chia thực phẩm thành 5 nhóm chính là: 

  • Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng , sữa, đậu và các sản phẩm từ đậu
  • Rau và các loại hạt họ đậu
  • Các loại trái cây
  • Ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa.

Các thực phẩm được phân chia vào chung nhóm phần lớn sẽ gần giống nhau về nguồn dưỡng chất. Chẳng hạn như ở nhóm sữa và chế phẩm được làm từ sữa (bơ, sữa chua, phô mai…) sẽ giúp cung cấp canxi và protein cho cơ thể. Trong khi đó nhóm rau của quả và trái cây lại có chứa nguồn vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể. 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa 5 nhóm thực phẩm chính, đây sẽ là một bài toán khó cho mỗi bữa ăn. Bởi mỗi loại thực phẩm có có sự đan xen giữa các nhóm dinh dưỡng khác nhau và chất nào cũng đều quan trọng và có ích cho sức khỏe. 

Do đó, dưới sự phân chia dựa trên thành phần dinh dưỡng chính của thực phẩm theo 5 nhóm chính, bạn sẽ có thể tạo ra nhiều sự lựa chọn khác nhau. Việc đa dạng nhiều loại thức ăn trong mỗi bữa ăn hàng ngày cũng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và làm tăng khả năng trao đổi chất tốt hơn. 

Một số nhóm thực phẩm khác cần được chú ý

Ngoài 5 nhóm thực phẩm chính đã đề cập ở trên, thực phẩm còn được phân chia theo 2 nhóm là: Thực phẩm sử dụng tần suất thấp và Thực phẩm cung cấp chất béo tích cực. 

1. Thực phẩm nên dùng với tần suất thấp

Về dinh dưỡng, những thực phẩm nên dùng với tần suất thấp có thể đặt vào 1 hoặc nhiều trong 5 nhóm thực phẩm chính. Nhưng nếu xét về mặt tổng thể, nhóm thực phẩm này chỉ nên dùng ở mức độ thỉnh thoảng. Cũng có thể gọi là nhóm đồ ăn vặt hay nhóm ăn nhanh cho những người bận rộn và lứa tuổi học sinh. 

Nhóm thực phẩm nên dùng với tần suất thấp thường sẽ có chứa nhiều đường và chất béo bão hòa khiến nhu cầu calo của thể tăng lên cao. Thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ gây khó khăn cho việc chuyển hóa khiến cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân béo phì. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư. 

tam-quan-trong-cua-viec-an-nhieu-nhom-thuc-pham-khac-nhau-2

Thực phẩm có chứa nhiều đường và chất béo bão hòa sẽ làm tăng calo

Một số ví dụ điển hình về món ăn vặt không có lợi cho sức khỏe khi được sử dụng thường xuyên như: bánh ngọt, món tráng miệng, bánh quy, các loại thịt chế biến sẵn (thịt nguội, thịt hun khói, xúc xích…), sữa đặc có đường, kem và các loại bánh kẹo ngọt, socola ngọt, đồ uống có ga và có chứa cồn, thực phẩm chiên sẵn (khoai tây chiên, gà rán…), bơ, phô mai phủ trên thức ăn… 

Trên đây đều là những thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm nên dùng với tần suất thấp, bạn chỉ nên sử dụng chúng để bổ sung hoặc để chữa cháy cho những trường hợp khẩn cấp không kịp nấu ăn. Bởi việc thường xuyên thay thế bằng những món ăn nhanh chế biến sẵn cho những thực phẩm tươi chế biến lành mạnh sẽ khiến cơ thể phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, bệnh tiểu đường hay thậm chí là ung thư. 

2. Cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể

Chất béo là nguồn năng lượng có chứa hàm lượng calo cao gần gấp đôi so với protein và carb. Nhưng nếu sử dụng hàm lượng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng tiêu cực cho cơ thể. Đối với người lớn, lượng chất béo cần cung cấp mỗi ngày tốt cho sức khỏe là khoảng 1 – 2 muỗng canh.

Chất béo không bão hòa (chất béo tích cực) là dưỡng chất không thế thiếu, chúng sẽ giúp hỗ trợ khả năng hấp thu các loại vitamin (A, K, E và D) vào cơ thể. Đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ức chế sự phát triển của các cholesterol xấu. 

Chất béo không bão hòa được chia thành 2 nhóm chính là chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa đa. Trong đó, chất béo bão hòa đơn được cung cấp bởi các loại dầu và hạt chứa dầu. Còn chất béo bão hòa đa chính là chất béo không no omega 3- 6 -9.

Để cải thiện các bệnh lý do chất béo bão hòa gây nên, bạn có thể thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa. Có nghĩa là, thay vì ăn kem bơ thì bạn nên lựa chọn dầu oliu hay bơ thực vật để cung cấp nguồn chất béo lành mạnh cho cơ thể. 

Tầm quan trọng của việc ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau

Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Bởi việc bổ sung thiếu hay thừa đều có thể dẫn đến các căn bệnh. Do vậy, việc ăn uống thực phẩm đa dạng không chỉ tạo vị ngon cho mỗi bữa ăn mà còn cung cấp được đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. 

Điều này sẽ giúp hỗ trợ mọi hoạt động chuyển hóa của các cơ quan cũng sẽ trở nên tốt hơn. Từ đó sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh do virus xâm nhập hoặc tình trạng suy giảm sức đề kháng cũng sẽ giảm đi đáng kể. 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là vấn đề cần được chú trọng và quan tâm. Hy vọng với những chia sẻ về tầm quan trọng của việc ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn mới mẻ hơn về việc lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *