Tìm hiểu viêm phổi cấp ở trẻ em – cách phòng ngừa viêm phổi do virus Corona

Viêm phổi cấp ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Bên cạnh trẻ em thì các đối tượng như người già, người có hệ miễn dịch kém, bị tim mạch hay tiểu đường hoặc thường xuyên tiếp xúc với người bệnh là những đối tượng dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi cấp ở trẻ em là do phổi bị nhiễm trùng vi khuẩn do nhiễm virus đường hô hấp trên. Virus lúc này làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công phổi.

Những triệu chứng ban đầu của viêm phổi cấp ở trẻ em và người lớn là sốt, ho có đờm đục và ngực bị đau khi ho. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi thì triệu chứng không thể hiện rõ ràng khiến cho việc điều trị viêm phổi cấp không được kịp thời dẫn đến khó khăn trong quá trình chữa bệnh sau này.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm phổi cấp ở trẻ em

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi cấp nói chung và viêm phổi cấp ở trẻ em nói riêng là một bệnh nhiễm trùng khiến cho túi khí ở một hoặc hai bên phổi bị viêm. Tình trạng này khiến cho các túi khí chứa đầy dịch, mủ, khiến người bệnh ho có đờm hoặc mủ kèm theo đó là các triệu chứng như ớn lạnh hay khó thở.

Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Nếu tình trạng bệnh phổi kéo dài trên 6 tuần thì sẽ chuyển thành viêm phổi mạn tính. 

Người bệnh có thể nhiễm viêm phổi ở nhiều tình trạng khác nhau từ nhẹ đến nặng thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ em còn đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh và những trẻ gặp vấn đề về sức khỏe hay có hệ miễn dịch yếu.

Tìm hiểu viêm phổi cấp ở trẻ em sẽ giúp phòng bệnh tốt hơn

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi có thể kể đến như:

  • Do trẻ em ở trong môi trường có người hút thuốc.
  • Người lớn thường xuyên hút thuốc.
  • Người bị các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Bị bệnh phổi mạn tính
  • Mắc các bệnh như xơ gan, tim hay tiểu đường.
  • Mắc bệnh suyễn.
  • Bị ung thư hoặc HIV.
  • Người có hệ miễn dịch yếu.
  • Người còn nhỏ tuổi hoặc người già là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi thấy những triệu chứng sau đây của bệnh viêm phổi cấp ở trẻ em thì bạn nên ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

  • Trẻ sốt dai dẳng kèm với biểu hiện run.
  • Trẻ thấy đau ngực và khó thở.
  • Xuất hiện ho có máu từ đờm hoặc phổi. 
  • Cảm thấy khó thở, thở nông, thở nhanh hoặc thở bị hụt hơi.

Biến chứng của viêm phổi cấp ở trẻ em

Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ em tiến triển rất nhanh nếu như không được điều trị kịp thời. Bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chẩn đoán sớm, phác đồ điều trị không phù hợp hoặc sức đề kháng của người bệnh trở nên yếu đi. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gây ra bởi viêm phổi có thể kể đến như:

  • Suy hô hấp do phổi bị tổn thương. Tình trạng kéo dài khiến vùng phổi tổn thương lan rộng làm cho người bệnh có thể bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và dẫn đến tử vong.
  • Áp xe phổi do xung quanh tổn thương hình thành các xơ. Biểu hiện của người bệnh lúc này là ho ra nhiều đàm có mùi hôi hay có dấu hiệu ộc mủ.
  • Người bệnh bị tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi.
  • Biến chứng viêm màng ngoài tim mủ cũng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Làm gì để phòng ngừa viêm phổi do virus gây ra?

Có rất nhiều loại virus gây ra viêm phổi mà điển hình hiện nay là viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Đây là chủng loại virus mới chưa có vắc xin phòng ngừa hay điều trị. Đối với bệnh viêm phổi cấp trước đây được chẩn đoán không lây từ người sang người. Tuy nhiên, đối với virus Corona thì theo các chuyên gia loại virus này có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với nhau. Bởi vậy mà chủ động phòng ngừa bệnh trước là cách duy nhất để hạn chế tối đa nguy cơ mắc viêm phổi cấp ở mức tối thiểu.

Vậy cần làm gì để phòng ngừa viêm phổi cấp ở trẻ em cũng như ở người lớn hiệu quả? Sau đây là một số lời khuyên dành cho bạn để phòng bệnh được tốt hơn.

Nâng cao sức đề kháng là cách để phòng bệnh hiệu quả

  • Không đến những nơi được khuyến cáo là vùng dịch.
  • Khi xảy ra dịch nên đeo khẩu trang y tế khi đến những nơi công cộng.
  • Khi ho chú ý che miệng cũng như không được tiếp với dịch tiết của người đang bị bệnh.
  • Nâng cao sức đề kháng là cách tốt nhất để phòng các loại bệnh. Bởi vậy, hãy luôn chăm chỉ tập luyện thể dục.
  • Nghỉ ngơi nhiều, không để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. 
  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân tránh được nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Không hút thuốc lá cũng như hít khói thuốc lá bởi chúng sẽ phá hủy hệ thống phòng thủ tự nhiên ở phổi. 
  • Có được chế độ sinh hoạt khoa học cũng như bữa ăn hợp lý, nhiều chất dinh dưỡng.

Viêm cấp ở trẻ em vô cùng nguy hiểm và có thể để lại biến chứng lâu dài gây tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ sau này. Để tránh dịch bệnh lây lan thì bản thân mỗi người cần ý thức tự bảo vệ cho mình cũng như người thân bằng cách sinh hoạt khoa học và đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *