Tất tần tật thông tin về vitamin B7 với sức khỏe

Vitamin B7 có đặc điểm gì? Vai trò của vitamin B7 cho sức khỏe tim mạch, não bộ,… Nhu cầu vitamin B7 hàng ngày cho từng đối tượng là bao nhiêu? Dùng quá liều có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?

Vitamin B7 là loại vitamin có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ phân tích kĩ hơn về đặc điểm cũng như sự cần thiết của loại vitamin này đối với cơ thể. Mời các bạn cùng theo dõi.

Vitamin B7 có đặc điểm gì? Có trong thực phẩm nào

Vitamin B7 hay biotin, vitamin H là một loại vitamin nhóm B, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như gan động vật, lạc, lòng đỏ trứng, khoai lang, quả dâu tây và một số loại rau lá xanh.

Vitamin B7 là một loại vitamin tan trong nước, quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao ít làm ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin này có trong thực phẩm.

Cũng như các vitamin nhóm B khác, vitamin B7 đóng vai trò cần thiết đối với cơ thể trong quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, duy trì sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh.

Vitamin B7 có tác dụng gì

Vitamin  B7 có những đóng góp quan trọng trong việc duy trì chức năng các cơ quan trong cơ thể, có thể kể đến như:

Tham gia vào quá trình trao đổi chất

Vitamin B7 hoạt động như một coenzym tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, lipid, glucid thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Cân bằng đường huyết

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin B7 cùng với crom có hiệu quả trong việc hạ đường huyết. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những trường hợp điều trị bằng thuốc hạ đường huyết không hiệu quả. 

Bên cạnh đó, vitamin B7 còn giúp tăng cường hoạt động của insulin – một loại hormon tuyến thượng thận có tác dụng kiểm soát đường huyết và giảm hoạt động của các enzym kích thích tái tạo glucose ở gan. Từ đó, giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ đái tháo đường type 2.

Giúp da, tóc, móng khỏe mạnh

Tác dụng của vitamin B7 cho tóc

Một tác dụng không thể không nhắc đến của vitamin B7 đó là hiệu quả đối với sắc đẹp. Không chỉ cung cấp dưỡng chất giúp tóc, móng chắc khỏe, nhanh mọc, vitamin B7 còn giúp điều trị các triệu chứng về da như viêm da, khô da, mụn trứng cá ở tuổi dậy thì ở nam và nữ giới,… giúp da luôn sáng khỏe, mịn màng.

Cải thiện chức năng não bộ

Cũng như các vitamin nhóm B khác, vitamin B7 góp phần quan trọng trong dẫn truyền thần kinh, cải thiện chức năng ghi nhớ, tập trung  và giảm tình trạng rối loạn nhận thức do tuổi tác như bệnh mất trí, bệnh Alzheimer.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Vitamin B7 cùng với crom có tác dụng trong việc tăng cường cholesterol tốt ( HDL – cholesterol) và giảm lượng cholesterol xấu (LDL– cholesterol), từ đó, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ tim mạch như:  xơ vữa động mạch, viêm cơ tim, đau tim, đột quỵ, hay suy tim ở người cao tuổi…

Ngoài ra, vitamin B7 còn có tác dụng trong việc duy trì hoạt động của tuyến cận giáp, tuyến thượng thận; giúp tổng hợp, hỗ trợ sửa chữa hư hại và tăng cường hoạt động các mô, cơ trong cơ thể.

Nhu cầu vitamin B7 

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, lượng vitamin B7 cần bổ sung hàng ngày theo từng đối tượng như sau:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 5 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: 6 – 8 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 13 tuổi: 12 – 20 mcg/ngày.
  • Thanh thiếu niên: 25 mcg/ngày.
  • Người trưởng thành và phụ nữ có thai: 30 mcg/ngày.
  • Bà mẹ cho con bú: 35 mg/ngày.

Tác hại khi thiếu vitamin B7

Vitamin B7 có nhiều trong thực phẩm, do đó, thường ít gặp trường hợp thiếu vitamin B7 đối với những người có chế độ ăn cân đối, đầy đủ. Thường gặp tình trạng thiếu vitamin B7 ở một số đối tượng như:

  • Người mắc suy thận đang lọc thận.
  • Người sử dụng dinh dưỡng tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Phụ nữ có thai.
  • Những người mắc hội chứng kém dung nạp như: cắt đoạn ruột, ung thư, tiêu chảy,…
Vitamin B7 rất cần cho bà bầu

Tình trạng thiếu hụt vitamin B7 trong thời gian dài gây nên một số triệu chứng lâm sàng sau:

  • Người mệt mỏi, ăn uống kém, buồn nôn.
  • Thay đổi tính tình, dễ trầm cảm, cáu gắt.
  • Giảm phối hợp vận động giữa các cơ.
  • Giảm khả năng tập trung, đôi khi gặp tình trạng ảo giác.
  • Viêm kết mạc mắt.
  • Cơ thể dễ nhiễm khuẩn do giảm khả năng miễn dịch.
  • Tóc, móng khô, xơ, dễ gãy rụng.
  • Mụn trứng cá, viêm da tiết bã, phát ban,…

Ảnh hưởng khi quá liều vitamin B7

Vitamin B7 là một loại vitamin tan trong nước, do đó, lượng dư thừa hầu như được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng tới 0.9 mg vitamin B7/ngày bằng đường uống vẫn trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều và quá lâu, có thể dẫn đến một số biểu hiện quá liều sau:

  • Dị ứng với các biểu hiện như: mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phù mặt và ngoại biên. Thậm chí, liều lượng quá cao của vitamin B7 có thể gây sốc phản vệ, đây là tình trạng nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. 
  • Ảnh hưởng đến kết quả các xét nghiệm thông thường, xét nghiệm tuyến giáp, suy tim, ung thư, thiếu máu và một số bệnh khác. Hậu quả là làm cho quá trình chẩn đoán bệnh không chính xác, đặc biệt là các bệnh cần chẩn đoán dựa trên kết quả cận lâm sàng.
  • Tăng sản xuất bã nhờn trên da gây nên mụn trứng cá.
  • Liều cao vitamin B7 làm giảm tác dụng của một số thuốc như: thuốc chống động kinh, hạ mỡ máu,…
  • Nguy cơ tràn dịch màng phổi tăng bạch cầu ưa acid nếu sử dụng cùng vitamin B5
  • Ngoài ra, quá liều vitamin B7 còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, thai lưu đối với phụ nữ mang thai.

Việc bổ sung vitamin B7 cũng như các loại vitamin khác cần đúng chỉ định, đối tượng và liều lượng. Để đảm an toàn cũng như tránh được những tác dụng không mong muốn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là đặc điểm, vai trò của vitamin B7. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến loại vitamin cần thiết này. Chúc bạn có một ngày nhiều sức khỏe và niềm vui! 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *