Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nên làm gì?

Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn trên da khiến người người lo lắng, đặc biệt là phái nữ. Hãy cùng tìm hiểu những cách xử lý khi uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn qua bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng mụn nổi trên da với nhiều nguyên nhân trong đó một phần cũng là do uống thuốc kháng sinh. Chúng ta hãy cùng tìm phương pháp thanh nhiệt, giải độc cơ thể khi uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nhé.

Vì sao uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn?

Thuốc kháng sinh được dùng nhiều trong việc kê đơn thuốc cho nhiều loại bệnh, tuy không thể phủ nhận tầm quan trọng của loại thuốc này nhưng nó cũng để lại nhiều tác dụng phụ. Dấu hiệu điển hình của việc này là cơ thể bị nổi mụn, nổi mẩn ngứa ở khắp nơi trên cơ thể như mặt, mũi, tay, chân… Sau một thời gian sử dụng thuốc, ở ngực, lưng, vai và cánh tay cũng lần lượt xuất hiện các mụn bị viêm với một ít có nhân mụn. 

Điều này không chỉ khiến bệnh nhân lo lắng, mà với phái nữ còn là một cơn ác mộng vì trên mặt xuất hiện nhiều nốt mụn xấu xí. Một số người uống kháng sinh lâu ngày cũng thường xuyên gặp phải các triệu chứng người mệt mỏi, khó chịu, tim đập nhanh…

Nguyên nhân uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn?

Do chức năng thanh lọc cơ thể của gan và thận bị suy yếu

Khi phải dùng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là những loại thuốc có chứa kháng sinh liều cao thì dễ làm nóng cơ thể, tác hại gây mụn càng rõ rệt. Tình trạng này xuất hiện sau khi những nội tạng trong cơ thể như gan, thận hoạt động kém hiệu quả do phải sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Việc này khiến cơ thể không thể thanh lọc được hết các độc tố sản sinh trong quá trình sử dụng thuốc, từ đó các độc tố này tích tụ dần trong cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát sinh, gây mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Trong thời gian này, ngoài những nốt mụn trên cơ thể thì đồng thời người bệnh sẽ cảm giác thấy một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể có cảm giác nóng ran, bứt rứt tuy cơ thể không có dấu hiệu nóng sốt.

Những yếu tố bên ngoài

Bên cạnh việc uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn thì trong thời gian điều trị bệnh, nếu người bệnh không áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ thì cũng dễ gây nóng trong người và nổi mụn:

Uống không đủ nước khiến cơ thể khô nóng và thiếu nước. Đặc biệt không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…không chỉ gây nóng trong người mà còn tác động xấu đến sức khỏe.

Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và được nêm nếm quá mức càng làm cho tình trạng nóng trong người càng trầm trọng hơn.

Thói quen sinh hoạt không điều độ, tinh thần căng thẳng và stress kéo dài cũng như hay thức khuya cũng khiến cơ thể mệt mỏi, sinh nhiệt và nổi mụn.

Cơ thể phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh

Một nguyên nhân khác khiến cho cơ thể uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn có thể là do cơ thể phản ứng với thuốc. Đây cũng là phản ứng thường gặp, do hệ miễn dịch tạo ra kháng thể và histamin để chống lại những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, từ đó gây ra mụn.

Nên làm gì khi uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn?

Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn khiến cho nhiều người lo lắng, đặc biệt là phái nữ khi nhan sắc bị tổn hại. Tuy nhiên việc này không quá nguy hiểm và có thể tự khắc phục tại nhà bằng những phương pháp sau đây:

Sử dụng những những loại nước mát chiết xuất từ trái cây và rau củ quả

Sử dụng những loại nước trái cây có tác dụng giảm mụn rõ rệt

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thường xuyên bổ sung những loại nước có tác dụng thanh lọc, làm mát cơ thể như rau má, nước mía, nha đam, trà xanh, những loại nước chiết xuất từ đậu đen, đậu xanh.

Ngoài ra để tránh tình trạng uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn bạn cũng có thể sử dụng những loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất từ tự nhiên như bí đao, dưa hấu, dừa, đu đủ, chuối, cam, chanh, bưởi… hoặc bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch và giúp cơ thể giải khát nhanh và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong người hiệu quả từ đó làm giảm những nốt mụn sưng tấy đỏ. 

Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ

Ngủ sớm, tránh thức khuya và thường xuyên tập thể dục để vận động cơ thể, tránh làm việc quá sức, không lo nghĩ nhiều, giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ.

Uống đủ nước từ khoảng 2-4 lít nước tùy theo thể trạng của cơ thể. Sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn để sử dụng cũng như nấu nướng. 

Ngoài ra nếu muốn hạn chế tình trạng nổi mụn thì bạn có thể dùng thêm những loại thuốc trị mụn an toàn và lành tính như gel trị mụn và vết thâm Megaduo.  Một số người lo lắng uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ quả khôn lường. Một số người còn sử dụng thêm những các loại thuốc giúp giải độc gan, làm mát gan hoặc bổ sung các loại vitamin như vitamin A, C, E, B… để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Nên áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ

Tuy nhiên trước khi sử dụng thêm loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào thì bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng. Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc có tác dụng mát gan, thanh lọc mà chưa có chỉ định vì dễ gây ra tình trạng tương tác giữa các thuốc.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *