Hạ đường huyết khi đói: Triệu chứng và cách phòng tránh

Hạ đường huyết khi đói là một trong những triệu chứng thường gặp, tuy nhiên tác hại không nhỏ nếu như không khắc phục kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết và phòng tránh?

Khi lượng đường trong máu tăng quá nhiều hoặc giảm quá mạnh cũng đều có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ở những bệnh nhân tiểu đường. Và đói là một trong những nguyên nhân có thể khiến đường huyết giảm đột ngột gây nên hiện tượng hạ đường huyết.

Triệu chứng hạ đường huyết khi đói

Theo các chuyên gia, khi cơ thể nhịn đói quá lâu rất dễ dẫn đến hạ đường huyết. Đây là tình trạng cũng khá thường gặp, thế nhưng ở những người bị bệnh tiểu đường có thể khó nhận ra các triệu chứng này. Hậu quả là những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nhận biết một số triệu chứng ban đầu của tình trạng hạ đường huyết khi đói sẽ giúp bạn khắc phục kịp thời nhất. Các triệu chứng hạ đường huyết khi đói được chia làm 3 mức độ khác nhau.

Nhẹ: Ở thể nhẹ, hạ đường huyết khi đói sẽ khiến người bệnh không chịu được đói, tay chân bủn rủn, cơ thể vã mồ hôi, người run, lờ đờ, có cảm giác buồn ngủ, như say rượu, chóng mặt, tim đập nhanh,… Nguyên nhân là do khi này các phản ứng hormone giao cảm đang hoạt động giải phóng epinephrine, norepinephrine cùng các loại hormone khác.

Vừa: Rối loạn tinh thần, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, buồn nôn, đau bụng,… Một số trường hợp còn bị ngất, xảy ra co giật, động kinh, liệt nửa người trong vài phút hoặc vài giờ.

Nặng: Đột ngột hôn mê hoặc hôn mê sâu, thân nhiệt giảm, co giật các cơ hoặc toàn thân, thậm chí là liệt nửa người. Một số trường hợp biến chứng thành trụy tim mạch dẫn đến có thể gây tử vong. Tuy nhiên, ở những trường hợp bị hạ đường huyết nặng thường các triệu chứng không rõ ràng, nguyên nhân là do hormone ở não có phản ứng chậm với những thay đổi trong cơ thể.

Khắc phục và phòng tránh hạ đường huyết khi đói

Khi bị hạ đường huyết, bạn có thể uống một ít nước cam.

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết trên đây có nghĩa là cơ thể đang “yêu cầu” nạp thêm glucose vào trong cơ thể. Khi đó, bạn nên bổ sung khoảng 15g carbohydrate hoặc ngậm một ít kẹo, ăn một ít nho, uống một ít nước cam,… là những cách có thể giúp bạn vượt qua tình trạng này một cách an toàn nhất.

Để kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể không gì hơn việc duy trì chế độ ăn uống và tập luyện an toàn. Một trong những thói quen cần làm là việc ăn kiêng và tập thể dục. Đây là 2 yếu tố mà người bị tiểu đường cần “khắc cốt ghi tâm”.

Khi cơ thể tiêu thụ glucose trong máu nhưng lại không được bổ sung vào thì nguy cơ hạ đường huyết là rất cao. Cách phòng tránh vẫn là ăn uống đủ bữa, tránh bỏ bữa, không để cơ thể rơi vào trạng thái đói quá lâu.

Hạ đường huyết không chỉ xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường mà tình trạng này có thể xảy ra ở người bình thường. Do vậy, nhận biết chính xác nguyên để sớm có cách khắc phục nhằm phòng tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra là điều cần đặc biệt lưu ý ở bất kỳ ai.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *