Có nên trữ đông tinh trùng khi mắc bệnh quai bị?

Quai bị là một trong những nguyên nhân có thể gây vô sinh ở nam giới. Một số trường hợp mắc bệnh đã lựa chọn phương pháp trữ đông tinh trùng để tăng khả năng có con. Vậy nam giới mắc quai bị có cần thiết phải trữ đông tinh trùng hay không.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxo gây ra, chúng làm sưng tuyến nước ngọt và gây đau nhức. Thời gian từ lúc ủ bệnh cho đến khi phát bệnh kéo dài từ 12 đến 24 tiếng. Bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn gây nguy cơ vô sinh.

Teo tinh hoàn là một trong các biến chứng của quai bị.

Khi nam giới bị biến chứng này, tinh hoàn có hiện tượng cứng, sưng to, viêm đau, da bìu đỏ cùng với sốt kéo dài, cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, nôn ói. Ở thể nặng, tinh hoàn có thể bị teo nhỏ, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Biến chứng viêm tinh hoàn có thể xuất hiện trong 1 – 3 tuần sau khi bệnh nhân bị sưng tuyến mang tai. 

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Dương Quang Huy, chuyên gia nam học, cho biết người mắc quai bị sẽ có khả năng biến chứng viêm sưng tinh hoàn. Trong số này, 30% diễn biến teo tinh hoàn.

Vậy vì sao quai bị có thể khiến nam giới bị teo tinh hoàn? Nguyên nhân là do virus quai bị tấn công và làm tổn thương các tế bào sinh tinh, khiến tinh trùng không được sản sinh, từ đó tinh hoàn dần teo nhỏ lại. Tuy nhiên, theo lời bác sĩ Huy, chỉ khi biến chứng teo nhỏ xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn thì quý ông mới có nguy cơ không có tinh trùng. “Bệnh nhân mắc bệnh quai bị không nên quá lo lắng. Nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, tinh trùng sẽ không bị ảnh hưởng”, bác sĩ Huy nói.

Vì vậy, để giảm nguy cơ vô sinh do quai bị ở nam giới, việc phát hiện và điều trị sớm là yếu tố vô cùng quan trọng. Sau khi điều trị ổn định bệnh quai bị, người bệnh cần đi kiểm tra tinh dịch đồ để đánh giá khả năng sinh sản.

Trữ đông tinh trùng chỉ nên thực hiện khi cả hai tinh hoàn đều có dấu hiệu teo nhỏ.

Việc phòng ngừa nguy cơ vô sinh do quai bị bằng cách trữ đông tinh trùng, có thể thực hiện khi cả hai tinh hoàn của bệnh nhân đều bị teo nhỏ. Nhưng giải pháp này chỉ nên thực hiện khi không thể khống chế sự đi xuống của tinh dịch đồ qua nhiều lần kiểm tra.

Điều quan trọng hơn hết là phòng tránh quai bị. Các bác sĩ khuyến cáo cần tránh tiếp xúc, cách ly với người nghi ngờ mắc bệnh. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tiêm ngừa vaccine quai bị đầy đủ trong những năm đầu đời. Trẻ cần tiêm vaccine 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) lúc 12 – 15 tháng, nhắc lại liều 2 khi 4 – 6 tuổi. Trẻ nhỏ cần tiêm chủng vaccine ngừa quai bị.

Nguồn tham khảo: ZingNews

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *