Bệnh Wilson là rối loạn chuyển hóa đồng khiến cơ thể không thể bài tiết lượng đồng dư thừa trong cơ thể. Chứng bệnh này làm ảnh hưởng đến những cơ quan như mắt, thận, hệ thống thần kinh. Trẻ từ độ tuổi từ 5 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh vì thế ba mẹ hãy cùng tìm hiểu trẻ bị Wilson nên bổ sung những chất dinh dưỡng nào nhé.
Trẻ bị mắc bệnh Wilson thường xuất hiện những triệu chứng như khó nói, âm thanh phát ra đơn điệu hoặc bị loạn âm, kèm theo những động tác bất thường như run, sốt, vàng da, mệt mỏi, khó chịu, rối loạn đông máu, thay đổi tri giác… Chúng ta hãy giảm bớt những triệu chứng này của trẻ bằng chế độ ăn dinh dưỡng hằng ngày thông qua những gợi ý trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây bệnh Wilson ở trẻ em
Wilson là bệnh rối loạn chuyển hóa đồng do protein vận chuyển đồng bị lỗi, bệnh có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái.Theo thống kê có hơn 25% trẻ em có ba mẹ mắc bệnh wilson sẽ mắc bệnh này từ khi bẩm sinh, và khởi phát ở một độ tuổi nhất định. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh Wilson như:
Dư thừa đồng trong cơ thể qua chế độ ăn uống
Đồng là một nguyên tố vi lượng giúp phát triển của dây thần kinh, xương và đẩy mạnh hoạt động của nhiều loại enzyme. Tuy nhiên cơ thể trẻ chỉ cần một lượng đồng rất nhỏ để duy trì sức khỏe, nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có chứa đồng như gan, hàu, tảo xoắn, tôm hùm, socola sẽ khiến trẻ bị dư thừa, làm ứ đọng trong da, nước tiểu và mồ hôi không đào thải ra ngoài được.
Trẻ bị đột biến gen
Wilson hình thành do trẻ bị đột biến gen ATP7B trên nhiễm sắc thể số 13. Đây là vùng giàu GC, thường dễ bị biến đổi trong quá trình phiên mã với tỉ lệ trong khoảng 1/30.000 ÷ 1/100.000 người. Đột biến gen gây rối loạn quá trình vận chuyển đồng, chuyển đồng thành dạng tự do và khiến chúng bị ứ đọng tại các cơ quan trong cơ thể, không thể đào thải ra ngoài thông qua hệ bài tiết.
Những cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em mắc bệnh wilson
Thông thường lượng đồng trong cơ thể cần có để duy trì các chức năng của cơ thể là:
- Bé từ 0–6 tháng: 200mcg/ngày.
- Trẻ em từ 6 tháng–14 tuổi: từ 220–890mcg/ngày tùy theo độ tuổi chính xác.
- Trẻ từ 14–18 tuổi: 890mcg/ngày.
Vì vậy trong chế độ ăn của trẻ mẹ cần hạn chế các loại thức ăn, đồ uống có chứa hàm lượng đồng cao như:
- Những loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Những loại hạt như cacao, hạt điều, đậu phộng…
- Nội tạng động vật như gan, phèo, phổi.
- Những hải sản như hàu biển, mực, tôm hùm.
- Những loại nước ngọt hoặc nước uống có nhiều gas.
- Ngoài ra mẹ cũng nên hạn chế sử dụng dụng cụ nấu nướng bằng đồng để tránh nạp đồng thô vào cơ thể trẻ.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Bổ sung nước đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp trẻ pha loãng độc tố và tống chúng ra ngoài theo tuần hoàn máu, vì thế mẹ nên chuẩn bị cho con 1 ly ấm nước vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy và nhắc nhở con uống nước thường xuyên.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Những vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ quả và trái cây sẽ hỗ trợ khả năng giải độc của cơ thể, đồng thời bài tiết lượng đồng dư thừa gây bệnh wilson.
Mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ những loại rau chứa nhiều sulfur giúp cơ thể hấp thụ protein, trung hòa độc tố và tăng cường chức năng gan như:
Chanh giàu vitamin C, chính là chất siêu tẩy rửa những chất cặn bã trong cơ thể và có công dụng hòa tan đồng vào nước sau đó thải chúng ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc hệ bài biết.
Cà rốt chứa nhiều chất carotine giúp giải độc đồng ra khỏi các cơ quan bên trong cơ thể cực tốt, nên ăn kèm với rau quả càng tươi thì khả năng khử độc càng mạnh.
Các chất có trong gừng, tỏi vừa có công dụng chữa bệnh và thải độc cơ thể hiệu quả, loại bỏ những kim loại như đồng, sắt tích tụ trong gan sẽ và thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
Các loại rau khác như đậu xanh, mộc nhĩ chứa nhiều pectin cũng được liệt vào nhóm thực phẩm giải độc cực tốt, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất khiến các chất độc hại bị tống ra ngoài.
Tập thể dục thể thao để tăng cường hệ tuần hoàn
Mẹ nên cho trẻ tập thể dục thường xuyên mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng phát triển chiều cao và cân nặng. Mỗi buổi sáng nên vận động trẻ tập thể dục 10 phút hoặc chơi những môn thể thao như đá banh, cầu lông, bơi lội… cải thiện việc lưu thông máu và các lympho, giúp gan và hạch bạch huyết tự làm sạch cơ thể, đào thải đồng tốt hơn qua mồ hôi. Lúc này mẹ cũng nên dặn con uống đủ nước và uống trước và sau khi tập thể dục buổi sáng.
Việc phát hiện sớm bệnh Wilson ở trẻ sẽ giúp quá trình điều trị có hiệu quả tốt, bớt tốn kém. Những gia đình có ba mẹ bị mắc bệnh wilson nên đưa con đi làm các xét nghiệm đột biến gen để kiểm tra. Bệnh nếu được điều trị sớm sẽ hạn chế biến chứng thành xơ gan và ảnh hưởng đến các cơ quan như não, mắt, thận trong cơ thể. Nếu được điều trị sớm thì trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng 18 tháng đến năm năm, có thể lâu hơn.
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng như sưng phù tay và chân, vàng da và mắt (bệnh vàng da). Hoặc xuất hiện những triệu chứng về thần kinh như khó nói, âm thanh phát ra đơn điệu hoặc bị loạn âm, kèm theo những động tác bất thường như run rẩy… thì mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.