Theo nghiên cứu mới nhất trong phòng thí nghiệm ghi nhận thì biến chủng A.30 của SARS-CoV-2 có khả năng kháng được 2 loại vaccine và 1 loại thuốc trị Covid-19.
Thông tin được đài RT dẫn chứng vào ngày 28/10 theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, từ đó các chuyên gia nhận thấy biến chủng A.30 của SARS-CoV-2 có khả năng chống lại kháng thể sản sinh nhờ các vaccine Pfizer và AstraZeneca khá cao.
Khả năng kháng vaccine đáng lo ngại
Biến chủng hiếm A.30 lần đầu tại được ghi nhận Tanzania, sau đó là vài bệnh nhân ở Angola và Thụy Điển đã được nhóm các nhà nghiên cứu người Đức tiến hành khảo sát. Các chuyên gia đã so sánh với biến chủng Beta và Eta, trong đó biến chủng Beta đã được chọn vì chống lại các kháng thể ở mức cao nhất.
Nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san Cellular & Molecular Immunology giúp độc giả có thể thấy biến chủng A.30 có khả năng xâm nhập vào hầu hết vật chủ, gồm cả thận, gan và phổi. Ngoài ra biến chủng này còn có khả năng chống lại thuốc chữa Covid-19 Bamlanivimab, nhưng lại bị hỗn hợp Bamlanivimab và Etesevimab tiêu diệt một cách dễ dàng.
Tính đến hiện tại, tổ chức WHO vẫn chưa xếp A.30 vào nhóm biến chủng gây quan ngại hay đáng quan tâm bởi mức độ lây lan thấp. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng hết sức quan ngại về vấn đề biến chủng A.30 có thể chưa bị phát hiện do vẫn đang lây lan ở những nơi còn hạn chế về khả năng xét nghiệm.
Những nước như châu Phi còn thiếu năng lực xét nghiệm có thể tạo cơ hội để A.30 lây lan trong địa phương và chỉ được phát hiện ra khi người mang mầm bệnh tới các nước có đủ năng lực xét nghiệm. Liên quan đến cuộc chiến chống Covid-19 thì hiện tại WHO và các tổ chức viện trợ khác đã đề ra kế hoạch 23,4 tỉ USD nhằm đưa vaccine, đồ xét nghiệm và thuốc chữa Covid-19 đến các nước nghèo hơn vào năm tới đây.
Châu Âu xét duyệt thuốc điều trị Covid-19 của AstraZeneca
Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) vừa bắt đầu quá trình xét duyệt thời gian thực của thuốc Evusheld, hay còn được biết đến với cái tên khác là AZD7442 điều trị bệnh Covid-19 của AstraZeneca. Đây là hỗn hợp của 2 kháng thể đơn dòng tixagevimab và cilgavimab được phát triển nhằm phòng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vào tháng 8 của AstraZeneca (Anh – Thụy Điển) công bố cho thấy Evusheld hỗ trợ người được tiêm thuốc giảm đến 77% nguy cơ phát triển triệu chứng Covid-19 so với người được tiêm dung dịch muối. Người tham gia thử nghiệm đều là những người chưa bị phơi nhiễm virus, người trưởng thành không dung nạp hoặc phản ứng kém với vaccine.
Ngày 11/10 AstraZeneca tiếp tục thông tin thêm về dữ liệu cho thấy Evusheld giảm được 50% nguy cơ chuyển nặng hoặc tử vong nếu được tiêm trong 1 tuần kể từ lúc có triệu chứng. Sử dụng thuốc để chữa bệnh càng sớm thì càng giảm nguy cơ nhiều hơn.
EMA cũng đã thông báo rằng sẽ đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của thuốc khi AstraZeneca có thêm dữ liệu. Quá trình sẽ được tiếp tục cho đến khi công ty đệ trình được đầy đủ dữ liệu chính thức để nộp đơn xin phê duyệt. Việc xét duyệt dữ liệu theo phương pháp cuốn chiếu như thế này sẽ tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với việc phải tổng hợp đủ các dữ liệu để cung cấp cho cơ quan chức năng vào lúc nộp đơn.
Hiện tại ở châu Âu chỉ có thuốc kháng virus Remdesivir của Hãng Gilead được cấp phép chữa Covid-19. EMA cũng đang đánh giá thời gian thực của thuốc Sotrovimab (GlaxoSmithKline Anh và Vir Biotechnology Mỹ) và hỗn hợp bamlanivimab và etesevimab của Eli Lilly (Mỹ).
Hiện trên thế giới Úc đã cấp phép cho thuốc Sotrovimab, báo cáo của chính phủ nước này cho thấy thuốc giúp giảm tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong lên tới 79% ở người trưởng thành mắc Covid-19 từ nhẹ đến nặng.
Còn kết quả lâm sàng giai đoạn cuối cho thấy hỗn hợp thuốc Eli Lilly giảm được 70% nguy cơ nhập viện và tử vong. Hiện tại loại thuốc này được chỉ định cho các bệnh nhân thể nhẹ hoặc vừa, chưa nhập viện hoặc cần thở oxy nhưng có khả năng diễn biến nặng. Bên cạnh đó EMA cũng đang cân nhắc xét duyệt thời gian thực với cả thuốc viên Molnupiravir đang thử nghiệm của Merck (Mỹ).
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.