Một số bài thuốc dân gian dùng lá vông chữa bệnh trĩ dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh ngày càng tốt hơn.
Bạn có bao giờ nghe nhắc đến việc dùng lá vông chữa bệnh trĩ chưa? Chắc hẳn rằng trong số chúng ta, ít nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết lá vông có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy rằng chưa được áp dụng phổ biến, nhưng dược liệu này có nhiều tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số cách dân gian dùng lá vông trị bệnh trĩ qua bài viết sau.
Lá vông chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Để giải đáp thắc mắc lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả như thế nào, đầu tiên chúng ta cần phải biết rõ về thảo dược này. Lá vông còn có tên gọi khác là hải đồng bì hoặc thích đồng bì. Đây là một loại cây thuộc họ đậu, tên khoa học là Erythrina Variegata Lank. Lá vông có vị đắng, tính bình, có tác dụng ức chế hệ thần kinh, giúp an thần, giảm huyết áp.
Trong lá vông chứa nhiều hoạt chất Saponin. Hoạt chất này có hiệu quả trong việc tăng lưu lượng máu tới hậu môn, hỗ trợ co giãn tĩnh mạch, ngăn ngừa sự phát triển của búi trĩ. Chính vì thế, nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa bệnh trĩ đã được bổ sung thêm lá vông vào thành phần nguyên liệu. Các bài thuốc này đều có thành phần thiên nhiên, an toàn và lành tính khi sử dụng.
Bài thuốc dùng lá vông chữa bệnh trĩ
1. Đắp trực tiếp lá vông lên búi trĩ
Phương pháp đơn giản nhất khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ chính là đắp trực tiếp thảo dược lên vùng hậu môn hoặc vị trí búi trĩ. Cách thức này khi kiên trì áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày, kéo dài trong vòng 3 tuần, búi trĩ sẽ chậm phát triển hơn hoặc có dấu hiệu teo nhỏ lại cho đến khi tiêu biến hoàn toàn.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá vông đã được rửa sạch và để ráo trước đó. Kế tiếp, bạn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và đắp lá vông đã được hơ ấm trước đó lên búi trĩ. Sức nóng từ lá vông truyền vào búi trĩ sẽ ức chế sự phát triển của nó, đồng thời các hoạt chất bên trong dược liệu này sẽ giúp giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy và khó chịu.
2. Đắp hỗn hợp lá vông với giấm
Đối với các bệnh nhân trĩ ngoại, họ có thể áp dụng bài thuốc dùng lá vông chữa bệnh trĩ kết hợp với giấm để tăng hiệu quả. Giấm có công dụng sát trùng tốt, loại bỏ vi khuẩn tồn tại ở vùng hậu môn. Đầu tiên, bạn cần có khoảng 10 lá vông, 45 ml giấm và muối hạt to. Sau đó, bạn đem rửa sạch sẽ lá vông với nước muối pha loãng để loại bỏ vi trùng và vi khuẩn. Tiếp theo, bạn đem lá vông đi giã nát cùng với muối và giấm. Giã đều tay cho đến khi tạo thành một hỗn hợp dạng sệt.
Bước kế tiếp, bạn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và đắp hỗn hợp vừa giã lên trên búi trĩ. Giữ nguyên tư thế bằng cách dùng băng gạc hoặc vải cố định lại, tránh di chuyển. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần/ngày cho đến khi búi trĩ teo nhỏ dần. Ngoài giấm, bạn cũng có thể giã nát lá vông với lá sen, lá thầu dầu tía,… và đắp trực tiếp lên búi trĩ cũng sẽ mang lại hiệu quả không kém giấm.
3. Chế biến các món ăn từ lá vông
Ngoài việc dùng lá vông đắp trực tiếp búi trĩ, bạn còn có thể dùng dược liệu này để chế biến thành món ăn bổ dưỡng. Món ăn này không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà nó còn giúp chúng ta phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị 200 gram tôm, một nắm lá vông, thịt bằm, gia vị. Sau đó, bạn xào thịt bằm khoảng 5 phút thì cho thêm nước vào nấu sôi. Chờ đến khi nước sôi, bạn cho tôm đã được sơ chế và làm sạch vào, đợi khoảng một lúc sau thì cho thêm lá vông. Đun sôi bếp thêm một lúc thì nêm nếm gia vị theo khẩu vị của mình và tắt bếp. Món ăn này giúp thanh nhiệt giải độc, mát gan, nhuận trường, phòng ngừa chứng táo bón,…
Một điều bạn cần lưu ý là khi ăn nhiều lá vông sẽ khiến loãng xương, sụp mi. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng với số lượng vừa đủ, tránh lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ.
Cần lưu ý gì khi dùng lá vông chữa bệnh trĩ?
Các phương pháp dùng lá vông chữa bệnh trĩ chỉ hiệu quả khi có dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn 1 và 2. Đối với tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Những bài thuốc dân gian trên đều phải áp dụng trong thời gian dài mới bắt đầu có kết quả tốt. Vì thế, bạn cần kiên trì, không nên bỏ cuộc giữa chừng khi chưa thấy hiệu quả. Nếu muốn hiệu quả nhanh chóng, bạn cần kết hợp uống các thuốc hỗ trợ như Tottri, Tọa An, Daflon,… Tuy nhiên, bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý dùng.
Trong quá trình áp dụng các bài thuốc trên, nếu có xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào, thì bạn cần nhưng ngay lập tức và đi đến khám bác sĩ sớm.
Trên đây là các phương pháp sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ được lưu truyền trong dân gian. Mong rằng qua các bài thuốc trên sẽ giúp bạn giảm đi sự đau rát, khó chịu và ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra. Đồng thời, tình trạng bệnh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể hơn.
Nguồn: Tổng Hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.