Bệnh viêm trực tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm hay không chắc hẳn là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người do các triệu chứng bất thường mà nó đem lại. Không hẳn chỉ có bệnh trĩ, việc đi ngoài ra máu còn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều căn bệnh phức tạp khác như nứt hậu môn, xuất huyết dạ dày, các bệnh về trực tràng, đại tràng, thậm chí là cả những bệnh như máu khó đông hoặc rối loạn đông máu.
Không hẳn chỉ có bệnh trĩ, việc đi ngoài ra máu còn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều căn bệnh phức tạp khác như nứt hậu môn, các bệnh về đường tiêu hóa và cả những bệnh như máu khó đông hoặc rối loạn đông máu. Do đó bẹn cần có đủ thông tin cần thiết để dễ dàng nhận biết được sự khác biệt giữa viêm trực tràng và những bệnh có biểu hiện tương tự khác.
Cách phân biệt bệnh viêm trực tràng với một số loại bệnh khác
Có rất nhiều căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa chẳng hạn như xuất huyết dạ dày và các bệnh về trực tràng, đại tràng,… nhưng chúng đều có chung một dấu hiệu, đó chính là việc đi ngoài ra máu. Chính vì thế, các bạn cần phải tìm hiểu rõ cách phân biệt viêm trực tràng với các loại bệnh này, để sớm có hướng điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Đối với biểu hiện đi ngoài ra máu của những người mắc bệnh trĩ, thì trĩ nhẹ thường chỉ có máu dính vào giấy vệ sinh do số lượng ít. Còn đối với trường hợp bệnh nhân rơi vào tình trạng trĩ nặng thì có thể bị chảy máu nhiều hơn ở hậu môn. Theo đó, máu có thể rớt thành giọt hoặc bắn thành tia tùy theo từng tình trạng bệnh.
Đối với biểu hiện đi ngoài ra máu của những người bị nứt hậu môn (thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ) thì tình trạng này sẽ khiến cho bệnh nhân đi ngoài ra máu ít hơn so với bệnh trĩ. Tuy nhiên trường hợp này lại thường gây đau đớn hơn nhiều.
Đối với biểu hiện đi ngoài ra máu của những bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng, thì máu sẽ có lẫn trong phân, thường là máu tươi hoặc đã khô thành mảng, có kèm với dịch nhầy. Còn đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm trực tràng, máu chảy ra thường sẽ có máu màu đỏ tươi hoặc sẫm, còn lỏng nguyên (vì trực tràng nằm sát ngay hậu môn). Do đó, tùy theo từng mức độ viêm loét khác nhau mà việc đi ngoài ra máu còn có thể dính lẫn với cả dịch mủ hoặc dịch nhầy.
Bệnh viêm trực tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh nhân bị viêm trực tràng đi ngoài ra máu thường sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn hoàn toàn về thời gian cũng như số lần đi đại tiện. Theo đó, người bệnh có khi sẽ đi ngoài từ 7 – 8 lần/1 ngày. Hơn nữa mỗi lần đi ngoài thường sẽ bị xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón vô cũng khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân mắc phải căn bệnh này cũng sẽ không thoát khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, sút cân và luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Trực tràng là bộ phận luôn có lớp niêm mạc và dịch nhầy bảo vệ, cho đến khi bị viêm, lớp niêm mạc này sẽ bị lở loét và dẫn tới tình trạng chảy máu. Máu này sẽ bị dính vào phân khi chúng bị thải ra bên ngoài. Nếu viêm trực tràng ở mức độ nhẹ cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu vết loét niêm mạc đại trực tràng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chảy ồ ạt, khiến cho bệnh nhân đột ngột mất đi một lượng máu lớn. Tình trạng này có thể khiến cho bệnh nhân bị choáng váng và mất ý thức, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì mức độ nghiêm trọng của bệnh, nếu phát hiện tình trạng đi ngoài ra máu, các bạn cần phải nhanh chóng tìm đến bác sĩ để thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế có uy tín để được điều trị hiệu quả hơn, đồng thời kết hợp với việc ăn uống khoa học và thường xuyên vận động để cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.