Tổng quan bệnh Đổ mồ hôi trộm
Đồ mồ hôi trộm là những đợt ra mồ hôi vào ban đêm nhiều đến mức làm ướt áo quần và giường ngủ, thường khiến chúng ta nghĩ đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
Đổ mồ hôi trộm về đêm khiến chúng ta thức giấc vì đổ mồ hôi trộm khi ngủ quá nhiều. Nếu đắp quá nhiều chăn khi ngủ, hoặc phòng ngủ quá nóng cũng dẫn đến tình trạng này.
Đổ mồ hôi trộm rất phổ biến, xuất hiện ở nam và nữ, ở người lớn và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân bệnh Đổ mồ hôi trộm
Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm rất đa dạng, bao gồm những nguyên nhân dưới đây:
- Mãn kinh: phụ nữ trên dưới năm mươi tuổi với chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có chu kỳ kinh nguyệt thường dẫn đến đổ mồ hôi trộm.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Sử dụng thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần cũng dẫn đến tác dụng phụ là đổ mồ hôi trộm.
- Lạm dụng cồn.
- Lạm dụng heroin.
- Hạ đường huyết.
- Nhiễm trùng: nhất là bệnh lao rất dễ gây ra đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra, còn do viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, áp xe, HIV/AIDS.
- Ung thư: ở giai đoạn sớm thường có triệu chứng đổ mồ hôi trộm.
- Rối loạn nội tiết: u tủy thượng thận, hội chứng cận u, cường giáp.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Lo lắng.
- Rối loạn tự miễn.
- Bệnh lý thần kinh tự động.
- Xơ hóa tủy xương.
- Đột quỵ.
- Bệnh rỗng tủy sống.
- Đối với đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do thiếu vitamin D, calci hoặc ủ quá kín khi ngủ.
Triệu chứng bệnh Đổ mồ hôi trộm
Ngoài việc đổ mồ hôi vào ban đêm, làm ướt áo quần, giường ngủ – đổ mồ hôi trộm còn có những triệu chứng kèm theo như:
- Bệnh nhiễm trùng, ung thư.
- Run, ớn lạnh, sốt.
- Sụt cân không nguyên nhân trong bệnh u lympho.
- Khô âm đạo, nóng bừng ban ngày, hay thay đổi tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh.
- Các tác dụng phụ của các loại thuốc.
- Ho.
- Tiêu chảy.
- Đau khu trú.
Đường lây truyền bệnh Đổ mồ hôi trộm
Bệnh đổ mồ hôi trộm là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh
Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Những người tập thể dục trước khi ngủ.
- Người uống nóng trước ngủ.
- Người sử dụng rượu.
- Người ăn cay trước khi đi ngủ.
- Phòng ngủ quá nóng.
- Phụ nữ mãn kinh.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh đổ mồ hôi trộm cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tránh ăn cay, uống nóng, tập thể dục trước giờ đi ngủ.
- Không uống rượu.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ hợp lý.
- Không đắp quá nhiều chăn khi đi ngủ.
- Đối với trẻ em thì nên cho trẻ thường xuyên phơi nắng để bổ sung vitamin D và hấp thụ calci.
Các biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán xác định bệnh, cần đánh giá bệnh sử và khám lâm sàng bệnh nhân một cách kỹ càng. Ngoài ra, cần thực hiện thêm một số phương pháp sau theo chỉ định của bác sĩ để củng cố chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu.
- Đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
- Tốc độ máu lắng (ESR).
- Chụp X quang.
- Theo dõi nhật ký nhiệt độ ban đêm của bệnh nhân.
Các biện pháp điều trị
Điều trị đổ mồ hôi trộm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu do môi trường, lối sống, cần cải thiện môi trường sống tốt hơn.
- Nếu do nhiễm trùng, bệnh nhân được điều trị với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu đổ mồ hôi trộm trong thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh, bệnh nhân được chỉ định liệu pháp hormon thay thế. Tuy nhiên, một số hormon thay thế có thể làm tăng thêm tình trạng huyết khối, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch.
- Nếu đổ mồ hôi trộm do ung thư thì cần được điều trị ung thư theo giai đoạn và theo bệnh vì vẫn chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Phương pháp điều trị ung thư thường dùng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, hoặc kết hợp các phương pháp.
- Đối với trẻ em đổ mồ hôi trộm, cần bổ sung cho trẻ vitamin D bằng cách phơi nắng, giữ cơ thể trẻ mát mẻ, phòng ngủ thoáng mát, tắm rửa sạch sẽ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại rau quả, tránh những thức ăn dầu mỡ, sinh nhiều năng lượng.
Nguồn: Vinmec