Hội chứng Behcet: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Hội chứng Behcet

Bệnh Behcet (Tên tiếng Anh là Behcet’s disease), còn được gọi là hội chứng Behcet (tiếng Anh là Behcet’s syndrome), là một rối loạn hiếm gặp gây viêm mạch máu toàn thân.

Bệnh có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu và triệu chứng có vẻ không đặc hiệu và khó phát hiện ở giai đoạn đầu, bao gồm loét miệng, viêm mắt, nổi mẩn da và tổn thương và loét sinh dục.

Điều trị bao gồm thuốc để giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Behcet và để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như mù lòa.

Nguyên nhân bệnh Hội chứng Behcet

Bệnh Behcet hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm mạch máu. 

Triệu chứng bệnh Hội chứng Behcet

Các triệu chứng bệnh và thời điểm xuất hiện của bệnh Behcet khác nhau ở từng người hoặc trở nên ít nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào bộ phận nào trên cơ thể bị ảnh hưởng.

Các bộ phận thường bị ảnh hưởng bởi bệnh Behcet bao gồm:

Hội chứng Behcet: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Miệng. Những vết loét miệng đau đớn trông giống như mụn nhiệt là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Behcet. Chúng bắt đầu như những vết thương tròn, nổi lên trong miệng nhanh chóng biến thành những vết loét đau đớn. Các vết loét thường lành từ một đến ba tuần, mặc dù chúng có thể vẫn tái phát.
  • Da. Một số người phát triển các vết loét trên cơ thể của người bệnh. Những người khác phát triển các nốt đỏ, nổi trên da và chạm vào thấy mềm, đặc biệt là ở chân dưới.
  • Bộ phận sinh dục. Vết loét đỏ, mở có thể xảy ra ở bìu hoặc âm hộ gây ra triệu chứng đau và có thể để lại sẹo.
  • Mắt. Viêm viêm màng bồ đào gây đỏ, đau và mờ mắt ở cả hai mắt. Ở những người mắc bệnh Behcet, viêm màng bồ đào có thể mắc hoặc biến mất.
  • Khớp. Sưng khớp và đau thường ảnh hưởng đến đầu gối ở những người mắc bệnh Behcet. Các khớp thường bị là ở mắt cá chân, khuỷu tay hoặc cổ tay  với các dấu hiệu và triệu chứng có thể kéo dài từ một đến ba tuần và tự biến mất.
  • Mạch máu. Viêm trong tĩnh mạch và động mạch có thể gây đỏ, đau và sưng ở cánh tay hoặc chân khi xuất hiện cục máu đông. Viêm trong các động mạch lớn có thể dẫn đến các biến chứng như phình động mạch và hẹp hoặc tắc nghẽn mạch.
  • Hệ thống tiêu hóa. Một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy và chảy máu.
  • Não. Viêm não và hệ thần kinh có thể gây đau đầu, sốt, mất phương hướng, mất thăng bằng hoặc đột quỵ.

Biến chứng.

Hầu hết các triệu chứng của bệnh Behcet, đều có thể kiểm soát được và không có khả năng gây ra các biến chứng sức khỏe vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều trị một số triệu chứng là quan trọng để tránh các vấn đề dài hạn. Ví dụ, nếu viêm mắt không được điều trị, người bệnh có thể có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh Behcet là một rối loạn của các mạch máu, vì vậy các vấn đề nghiêm trọng về mạch máu cũng có thể xảy ra, bao gồm đột quỵ, xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn. Viêm các động mạch và tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông.

Đường lây truyền bệnh Hội chứng Behcet

Bệnh Behcet không phải là bệnh truyền nhiễm do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. 

Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng Behcet

Những nguyên nhân gây ra bệnh Behcet vẫn chưa được biết, do đó, rất khó để xác định ai là người có nguy cơ cao nhất. Những người mắc một loại bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ, có nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn khác. Điều đó có nghĩa là khi người bệnh đã bị mắc bệnh tự miễn thì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Behcet. Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công nhầm lẫn với chính các tế bào khỏe mạnh của cơ thể giống như nó đang chống lại nhiễm trùng.

Bệnh Behcet có ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Nó thường thấy ở đàn ông ở Trung Đông và phụ nữ ở Hoa Kỳ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, mặc dù các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đầu tiên ở những người ở độ tuổi từ 30 đến 40.

Bệnh Behcet phổ biến nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, với tỷ lệ từ 80 đến 370 trên 100.000 người. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này là khoảng 1/170.000 người, hoặc ít hơn 1/200.000 người trên toàn nước Mỹ.

Phòng ngừa bệnh Hội chứng Behcet

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến hội chứng Behcet, do đó các bác sĩ chưa tìm ra cách phòng ngừa để những người khoẻ mạnh không mắc bệnh này. Đối với người đã mắc bệnh Behcet.

Hội chứng Behcet: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Nghỉ ngơi trong lúc viêm. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Hãy linh hoạt và điều chỉnh lịch trình  học tập và làm việc để bản thân có thể nghỉ ngơi và cố gắng giảm thiểu căng thẳng.
  • Hãy tích cực để có năng lượng tích cực. Tập thể dục ở mức độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, có thể làm cho người bệnh cảm thấy tốt hơn giữa các đợt bùng phát bệnh của Behcet. Tập thể dục để tăng sức mạnh cho cơ thể, giúp giữ cho khớp của người bệnh linh hoạt và có thể cải thiện tâm trạng.
  • Kết nối với những người khác. Do bệnh Behcet là một rối loạn hiếm gặp, có thể khó tìm thấy những người khác cũng mắc bệnh này. Hỏi bác sĩ về các nhóm hỗ trợ trong khu vực của. 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng Behcet

Một trong những thách thức trong chẩn đoán bệnh Behcet, là các triệu chứng hiếm khi xuất hiện cùng một lúc. Loét miệng, phát ban da và viêm mắt cũng có thể là triệu chứng của các bệnh khác.

Các bác sĩ cũng không có xét nghiệm duy nhất để chẩn đoán bệnh Behcet. Bác sĩ có thể chẩn đoán mắc bệnh Behcet, nếu vết loét miệng xuất hiện ba lần trong vòng một năm và bất kỳ hai triệu chứng nào sau đây đều phát triển:

  • Vết loét sinh dục xuất hiện và sau đó biến mất.
  • Vết loét da.
  • Chích da dương tính, trong đó nổi mụn đỏ trên da khi bị chích bằng kim; điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của người bệnh phản ứng thái quá với kích thích.
  • Viêm mắt ảnh hưởng đến thị lực.

Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng Behcet

Điều trị bệnh Behcet, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng của người bệnh. Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin). Thuốc chỉ có thể cần thiết khi bệnh bị bùng phát và có thể không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào khi bệnh đã thuyên giảm.

Thuốc mỡ tại chỗ có chứa corticosteroid có thể hữu ích để điều trị vết loét trên da. Súc miệng bằng corticosteroid có thể giúp giảm đau do loét miệng và giúp chúng mờ loét nhanh hơn. Tương tự như vậy, thuốc nhỏ mắt với corticosteroid hoặc các loại thuốc chống viêm khác có thể làm giảm sự khó chịu nếu mắt bị ảnh hưởng.

Một loại thuốc chống viêm mạnh gọi là colchicine (Colcrys) đôi khi được kê toa trong trường hợp nghiêm trọng. Colchicine thường được kê toa để điều trị bệnh gút. Nó có thể đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau khớp liên quan đến bệnh Behcet. Colchicine và các thuốc chống viêm mạnh khác có thể được chỉ định ở giữa các đợt bùng phát để giúp hạn chế tác động do các triệu chứng của bệnh gây ra.

Các loại thuốc khác có thể được kê đơn ở giữa các đợt bùng phát bao gồm thuốc ức chế miễn dịch, giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của người bệnh không tấn công các mô khỏe mạnh. Một số ví dụ về thuốc ức chế miễn dịch bao gồm:

  • azathioprine (Azasan, Imuran).
  • cyclosporine (Sandimmune).
  • cyclophosphamide (Cytoxan, Neosar).

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *