Chuyển phôi

1. Tổng quan về Chuyển phôi

  • Tên khoa học: Chuyển phôi
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Chuyển phôi là một bước cuối cùng của chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi được chuyển vào buồng tử cung của người nhận để phôi làm tổ thông qua một Catheter mềm chuyên dụng. 

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Tất cả các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm khi có phôi chuyển sẽ tiến hành chuyển phôi vào ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 sau chọc hút noãn (tùy từng người bệnh do bác sĩ chỉ định).

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm

Chuyển phôi giúp tăng tỷ lệ có thai, tăng tỷ lệ thai sống, giảm sảy thai, tăng trọng lượng bé sơ sinh, người mẹ và em bé khỏe hơn.

4. Quy trình thực hiện – Chuyển phôi

Bước 1: Người bệnh chuẩn bị

  • Hướng dẫn nhịn tiểu trước khi chuyển phôi.
  • Đeo vòng tay định danh bằng PID vợ/chồng
  • Cho người bệnh mặc váy thủ thuật, đội mũ, đi giày vô khuẩn.
  • Đo dấu hiệu sinh tồn..
  • Tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý tim mạch, huyết áp
  • Kiểm tra người bệnh có sử dụng son, phấn, nước hoa, sơn móng tay
  • Truyền tractocile (theo hướng dẫn truyền tractocile trong chuyển phôi).

Bước 2: Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao

Bàn ấm:

  • Bật công tắc bàn ấm.
  • Trải săng vô khuẩn lên mặt bàn ấm
  • Chuẩn bị dụng cụ trên bàn ấm, bao gồm:
  • 2 săng trải kích thước 1m2 x 1m2
  • 1 săng có lỗ chuyên dụng kích thước: 1m8 x 2m5
  • 2 Panh sát trùng.
  • 1 kẹp cổ tử cung
  • 1 mỏ vịt tháo rời.
  • 1 khay quả đậu.
  • 1 cốc Inox đựng nước muối sinh lý 0,9%
  • 1 đôi găng vô trùng không bột
  • 1 gói gạc cầu .
  • 5 que tăm bông vô trùng lau cổ tử cung
  • Catheter the tulip bảo quản trong tủ ấm 370C
  • Tube môi trường bảo quản trong tủ ấm 370C

Máy siêu âm:

  • Bật nguồn điện máy siêu âm
  • Chọn đúng chế độ đường bụng.

Bàn phụ khoa:

  • Trải tấm nilon và săng vô trùng

Dụng cụ thiết bị hỗ trợ khác:

  • Các loại bơm tiêm: 1ml, 5ml,20ml để pha thuốc
  • Dây truyền dịch,dây nối bơm tiêm điện….

Yêu cầu:

  • Bàn ấm phải đảm bảo nhiệt độ và được làm sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ.
  • Đảm bảo các dụng cụ phải đầy đủ, chất lượng và vô trùng cho việc thực hiện kỹ thuật.
  • Đảm bảo các loại máy hoạt động tốt

Bước 3: Tiến hành chuyển phôi

  • Chuẩn bị tube môi trường lau cổ tử cung
  • Điều chỉnh đèn, phụ giúp bác sĩ đặt nòng ngoài catheter chuyển phôi.
  • Thông báo Lab phối hợp load phôi (khi đặt xong nòng ngoài)
  • Tắt đèn/ chỉnh siêu âm phối hợp với bác sĩ tiến hành chuyển phôi dưới siêu âm trong ánh sáng yếu.
  • Chuyển thuốc cho BS đặt âm đạo cho người bệnh
  • Bỏ toan che phủ người bệnh khi thủ thuật kết thúc.
  • Kéo váy che phủ cơ thể bệnh nhân, phối hợp chuyển người bệnh nhẹ nhàng từ bàn sang cáng.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Buồn tiểu và đi tiểu rất nhiều lần
  • Hơi quặn, nặng bụng dưới
  • Căng tức ngực, hơi khó thở, một số người chỉ đau ở đầu ti, một số đau bầu ngực.
  • Đau lưng hoặc đau hai bên hông eo

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Phôi thai có thể gây tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung khi làm tổ làm máu ra nhiều ở âm đạo.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *