1. Tổng quan về Điện quang can thiệp
- Tên khoa học: Điện quang can thiệp
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Điện quang can thiệp là kỹ thuật điều trị can thiệp tối thiểu trong nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm các bệnh lý liên quan đến mạch máu và các bệnh lý ngoài mạch máu. Các kỹ thuật điện quang can thiệp được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và đặc biệt là chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).
2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- U xơ tử cung
- Ung thư gan
- Ung thư thận
- Huyết khối (cục máu đông)
3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Bệnh nhân bị mắc các bệnh như u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung.
- Bệnh nhân bị ung thư gan, ung thư mật, ung thư thận,…
- Bệnh nhân bị tắc mạch các chi, tai biến mạch máu não.
- Bệnh nhân mắc bệnh huyết khối.
- Bệnh nhân cần giảm đau.
4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Xâm lấn tối thiểu đến cơ thể bệnh nhân.
- Giảm nguy cơ chảy máu cho bệnh nhân.
- Thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và sinh hoạt bình thường sau can thiệp.
- Giảm chi phí khám chữa bệnh.
- Giảm biến chứng cho bệnh nhân.
5. Quy trình thực hiện – Điện quang can thiệp
Bước 1: Tiến hành kiểm tra và thăm khám cho bệnh nhân.
- Chụp x-quang chẩn đoán.
- Siêu âm chẩn đoán.
- Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán.
- Chụp cộng hưởng từ.
Bước 2: Tiến hành điện quang can thiệp.
- Điện quang can thiệp dưới hướng dẫn siêu âm.
- Điện quang can thiệp dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.
- Điện quang can thiệp dưới hướng dẫn cộng hưởng từ.
- Điện quang can thiệp dưới hướng dẫn x-quang tăng sáng.
- Điện quang can thiệp dưới hướng dẫn chụp mạch số hóa nền.
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Hệ thống chụp mạch can thiệp DSA Allura Xper FD 20
Nguồn: Vinmec