Đốt sóng cao tần điều trị u lành tuyến giáp

1. Tổng quan về Đốt sóng cao tần điều trị u lành tuyến giáp

  • Tên khoa học: Đốt sóng cao tần điều trị u lành tuyến giáp
  • Tên thường gọi : Điều trị u lành tuyến giáp bằng sóng cao tần
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Đốt sóng cao tần điều trị u lành tuyến giáp là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các i-on trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60 -100°C. Dòng điện từ máy được truyền vào khối u qua một điện cực dạng kim, dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Điều trị u lành tuyến giáp có gây triệu chứng lâm sàng gồm: 

  • Các khối u có triệu chứng: Đau cổ, nuốt nghẹn, cảm giác có khối vùng cổ, khó chịu và ho. 
  • Tạo thành khối lồi vùng cổ gây ảnh hưởng thẩm mỹ. 
  • Khối u gây chèn ép, đè đẩy các cấu trúc xung quanh (khí quản, thực quản…) 
  • Nhân nóng tuyến giáp gây cường giáp trên lâm sàng. 

Khối hỗn hợp (gồm phần dịch – phần đặc) tái phát sau điều trị bằng cồn tuyệt đối.

Hạch tái phát sau phẫu thuật ung thư. 

Chống chỉ định:

  • Ung thư tuyến giáp 
  • Chú ý cẩn thận với phụ nữ có thai 
  • Bệnh nhân bị bệnh tim nặng. 
  • Bệnh nhân bị liệt dây thanh âm đối bên. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp (vô cùng quan trọng).
  • Không phải gây mê, thủ thuật chỉ cần gây tê tại chỗ khoang quanh tuyến giáp.
  • Bệnh nhân giao tiếp với bác sỹ trong quá trình làm thủ thuật.
  • Không để lại sẹo.
  • Bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính, không gây suy giáp (phải uống thuốc thay thế, nhiều ảnh hưởng tiếp theo).
  • Tỷ lệ biến chứng rất ít, không đau và hiệu quả điều trị cao.

Nhược điểm:

Chi phí cho mỗi lần thực hiện khá cao.

4. Quy trình thực hiện – Đốt sóng cao tần điều trị u lành tuyến giáp

Bước 1: Chuẩn bị

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ can thiệp hoàn thiện HSBA (thăm khám, kết quả cận lâm sàng, chỉ định can thiệp, cam kết làm can thiệp,…) và giải thích về các nguy cơ, lợi ích của phương pháp đồng thời cho ký cam kết thực hiện can thiệp.
  • Nếu cần thì bệnh nhân cũng sẽ được khám gây mê trước can thiệp.

Bước 2: Tiến hành

  • Siêu âm xác định chính xác vị trí các nhân giáp, đặc tính của bướu, kích thước các nhân và thể tích bướu giáp.
  • Sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ FNA giúp chẩn đoán chắc chắn khối u tuyến giáp là lành tính. Trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm máu để xác định chức năng tuyến giáp.
  • Vô khuẩn vùng cổ với cồn iod
  • Gây tê khoang quanh tuyến giáp với Lidocain
  • Đốt bướu nhân giáp bằng sóng cao tần dưới sự hướng dẫn của siêu âm.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Đây là phương pháp điều trị có độ an toàn cao, do không phải rạch da xâm lấn, không cần gây mê nên quá trình theo dõi và tái khám sau đốt sóng cao tần cũng tương đối đơn giản. Sau đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi từ 30 phút đến 1 tiếng rồi có thể ra về, sinh hoạt và làm việc bình thường, không cần kiêng cữ hay hạn chế gì cả.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Với những trường hợp tốc độ giảm thể tích sau 9 -12 tháng chưa đạt kỳ vọng, có thể đốt thêm lần 2 để đạt hiệu quả tối đa. Sau đó bệnh nhân nên tái khám định kỳ 1 năm 1 lần trong 5 năm.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy siêu âm tim mạch 4D (kèm đầu dò thực quản) Vivid E95

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nên kiểm tra định kỳ: Sau 1,2,6 và 12 tháng, sau đó 1 năm 1 lần trong 5 năm.
  • Siêu âm, dopple màu          
  • Xét nghiệm TFP sau 1 tháng
  • Chụp cắt lớp vi tính chọn lọc,…

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *