Điều trị bằng ion tĩnh điện

1. Tổng quan về Điều trị bằng ion tĩnh điện

  • Tên khoa học: Điều trị bằng ion tĩnh điện
  • Tên thường gọi: Điều trị bằng ion tĩnh điện
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Điều trị bằng ion tĩnh điện là phương pháp điều trị bệnh bằng máy ion tĩnh điện. Sau khi cắm điện dòng điện sẽ chuyển hóa thành ion tĩnh điện hay còn gọi là dòng điện âm cực. Các ion tĩnh điện này sẽ được đưa vào cơ thể thông qua sự tiếp xúc của cơ thế với máy. Dòng ion tĩnh điện có tác dụng kích thích cơ quan tạo máu, hệ thống miễn dịch, nội tiết, điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể,… từ đó chữa được các bệnh lý.

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Hen phế quản
  • Viêm xoang
  • Viêm phế quản
  • Trĩ
  • Tiểu đường tuýp 1
  • Viêm đại tràng
  • Tiền mãn kinh
  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm khớp
  • Tê bì tay chân
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Hen suyễn

3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân

  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Rối loạn tiền mãn kinh.
  • Suy nhược thần kinh, kém ăn, mất ngủ, thần kinh bại liệt, chân tay run.
  • Tê thấp, ổn định huyết áp, đái đường, đái dầm; đau lưng, nhức mỏi, bị sưng bầm
  • Các bệnh đường hô hấp, hen suyễn.
  • Phục hồi di chứng sau tai biến, tim mạch , tiêu hóa: viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm đại tràng mãn, tiểu đường, trĩ…
  • Bệnh hô hấp: viêm xoang, mũi họng, viêm phế quản mãn, hen phế quản.
  • Bệnh nội tiết: đái tháo đường, giảm ham muốn tình dục…
  • Bệnh tiết niệu, sinh dục (u xơ tiền liệt tuyến, đái dầm….
  • Bệnh da liễu: rụng tóc, nám da, bệnh ngoài da…
  • Bệnh liên quan đến cơ quan vận động: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, di chứng teo cơ, cứng khớp…

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có sử dụng máy tạo nhịp tim, bệnh nhân suy tim.
  • Bệnh nhân đang phải cấp cứu vì các bệnh: phù phổi cấp, thủng dạ dày, viêm ruột thừa cấp, tràn khí màng phổi, ngừng tim, ngừng hô hấp, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cấp, sốc phản vệ, ngộ độc cấp, tai nạn, chấn thương lớn…
  • Bệnh nhân mắc các bệnh do nguyên nhân vi sinh vật, ký sinh trùng.
  • Bệnh nhân bị dị tật về hình thể, bị khuyết tật di truyền.
  • Bệnh nhân bị bệnh lao, ung thư.
  • Bệnh nhân đang có thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh nhân mẫn cảm với dòng điện (khi điều trị thấy hoảng sợ, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn).

4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. 
  • Tạo ra môi trường Ion âm giúp thải trừ gốc tự do trong cơ thể.
  • Dòng ion có tác dụng kích thích cơ quan tạo máu, hệ thống miễn dịch, nội tiết, điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa trạng thái lão hóa của tế bào, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư… từ đó có khả năng kéo dài tuổi thọ cho người sử dụng.

5. Quy trình thực hiện – Điều trị bằng ion tĩnh điện

  • Bước 1: Cắm máy ion tĩnh điện vào ổ điện.
  • Bước 2: Điều chỉnh điện áp cho phù hợp với sức khỏe của từng bệnh nhân.
  • Bước 3: Đưa máy tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân trong điều kiện cách điện trong vòng 30 phút. Mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Bước 4: Tắt máy và dặn dò bệnh nhân, kết thúc quá trình điều trị.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Bệnh nhân sinh hoạt bình thường.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân bị choáng váng, chóng mặt, sợ hãi,…
  • Bệnh nhân bị nhiễm điện toàn cơ thể.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ cần điều chỉnh điện áp cho phù hợp với thể trạng từng bệnh nhân.
  • Bác sĩ cách điện cho bệnh nhân trước khi thực hiện.
  • Bác sĩ đứng trên vật cách điện và không được chạm vào da bệnh nhân.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *