Lao màng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh

Lao màng bụng là bệnh lý viêm đặc hiệu của màng bụng được gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, bệnh thứ phát sau một ổ lao trước đó.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ở mọi giới, đặc biệt ở nữ gặp nhiều hơn nam. Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì chưa biểu hiện triệu chứng nhiều, ở giai đoạn sau bệnh gây tổn thương đến những cơ quan khác nên biểu hiện dấu hiệu rõ ràng không. Bệnh lý lao màng bụng nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bệnh Lao màng bụng

  • Nguyên nhân gây bệnh lao màng bụng được tìm thấy do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là chủ yếu.
  • Ngoài ra, cũng có trường hợp nguyên nhân lao màng bụng là vi khuẩn lao bò, vi khuẩn lao không điển hình nhưng hiếm hơn.
Lao màng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Triệu chứng bệnh Lao màng bụng

Triệu chứng lâm sàng được chia làm ba thể như sau:

Lao màng bụng thể cổ trướng:

  • Sốt cao hoặc sốt nhẹ hoặc không sốt.
  • Ăn uống kém, cảm thấy chán ăn.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Mệt mỏi.
  • Gầy sút.
  • Đau bụng âm ĩ, vị trí đau không rõ ràng.
  • Ra mồ hôi trộm.
  • Đi cầu phân lỏng.
  • Bụng to dần, tức nặng, khám thấy mảng chắc rải rác khắp bụng.
  • Hạch mềm, di động, không đau ở dọc cơ ức đòn chũm.
  • Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim phối hợp.

Thể bã đậu hóa:

  • Triệu chứng tương tự thể cổ trướng nhưng thường có thêm những đặc điểm sau:
    • Sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc không sốt.
    • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ hơn: đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, đi cầu lỏng, vàng.
    • Bụng có những vùng cứng xen kẽ vùng mềm, ấn tay vào vùng cứng nghe tiếng hơi ruột.

Thể xơ dính: rất hiếm gặp:

  • Diễn biến nặng bao gồm các triệu chứng:
    • Bụng đau, chướng.
    • Bí trung đại tiện.
    • Bụng cứng, khi thăm khám thấy khối cứng dài, nằm ngang.
Lao màng bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đối tượng nguy cơ bệnh

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lao màng bụng cao hơn so với người bình thường:

  • Người thanh niên trong độ tuổi hai mươi đến ba mươi tuổi.
  • Phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Những người nghiện rượu nặng.
  • Những người suy giảm miễn dịch.
  • Những người làm việc quá sức, làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh, thiếu cung cấp đầy đủ đạm và vitamin dễ có nguy cơ mắc bệnh lao màng bụng hơn.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh lao màng bụng, cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Không uống bia rượu.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Tránh làm việc quá sức.
  • Tránh làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh.
  • Cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất đạm, vitamin cần thiết.

Các biện pháp chẩn đoán

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, cần thực hiện những kỹ thuật cận lâm sàng để củng cố cho chẩn đoán bệnh lao màng bụng:

  • Xét nghiệm máu: thấy bạch cầu Lymphocyte tăng.
  • Phản ứng Mantoux.
  • Xét nghiệm dịch cổ trướng nếu có.
  • Soi ổ bụng: là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán cao nhất, giúp phát hiện các hạt lao như hạt kê trên phúc mạc thành và phúc mạc tạng trắng đục, bóng sáng, rải rác hoặc tụ lại thành đám.
  • Sinh thiết màng bụng.
  • Xét nghiệm miễn dịch gắn men.
  • Kỹ thuật sinh học phân tử PCR.

Các biện pháp điều trị

  • Nguyên tắc điều trị lao màng bụng là cần kết hợp điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng kèm chăm sóc người bệnh  trong điều kiện tốt nhất.
  • Lao màng bụng có thể chữa khỏi với điều kiện tiên phong là sử dụng thuốc chống lao đúng nguyên tắc.
  • Các thuốc được sử dụng phụ thuộc vào từng điều kiện khác nhau là: streptomycin, rimifin (INH), pyrazinamide, rifampicin, ethambutol, ethionamide, cycloserin, kanamycin, thioacetazone. Có thể phối hợp các thuộc tùy vào thể bệnh và giai đoạn bệnh. Cần hỗ trợ bằng chế độ ăn giàu đạm và vitamin.
  • Nếu trong ổ bụng có dịch, ép lên ngực khiến bệnh nhân khó thở thì cần chọc hút để giảm áp lực.
  • Nếu bệnh nhân tắc ruột với các dấu hiệu đau bụng, dấu rắn bò… thì cần can thiệp ngoại khoa.
  • Hạn chế xơ dính màng bụng bằng cách hút dịch tích cực và dùng corticoid.
  • Người bệnh cần được chăm sóc tốt và nghỉ ngơi.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *