Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh

1. Tổng quan về Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh

  • Tên khoa học: Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Trẻ sinh non, thiếu tháng ngoài điều trị theo dõi chính thì việc can thiệp dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng. Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch là dùng đường tĩnh mạch để đưa các chất dinh dưỡng vào nuôi dưỡng cơ thể, thay cho việc nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa. Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch đòi hỏi phải tỉ mỉ, có kỹ thuật và tốn kém, vì vậy chỉ nên thực hiện ở những trung tâm y tế có điều kiện. Phải cân nhắc kĩ trước khi chỉ định.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sinh non

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Sơ sinh cực non < 28 tuần, < 1500g.
  • Suy hô hấp nặng, viêm ruột hoại tử, co giật chưa ổn , hạ áp cần dùng vận mạch > 24 giờ (liều ≥ 5 µg/kg/phút), < 6 giờ sau thay máu, ngạt nặng trong 48-72 giờ đầu…
  • Các bệnh lý khác khi không thể dung nạp thức ăn qua đường miệng để đạt 50 kcal/kg/ngày

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định tạm thời với các trường hợp: Nhiễm trùng đường trung tâm, các trường hợp dị ứng với các thành phần nuôi dưỡng.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Nuôi dưỡng tĩnh mạch dài ngày
  • Có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp trẻ có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Nhược điểm:

  • Suy giảm chức năng đường tiêu hóa, dễ nhiễm trùng nếu áp dụng trong thời gian dài.
  • Thủ thuật can thiệp sâu.
  • Chi phí cao hơn so với nuôi dưỡng đường tiêu hóa.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị:

  • Các bác sĩ sẽ giải thích với gia đình của bệnh nhi về thủ thuật sẽ tiến hành
  • Bộc lộ tối đa vùng cơ thể dự định đặt catheter, đặt ở tư thế thuận tiện nhất cho quá trình làm thủ thuật.

Bước 2: Chọn vị trí đặt catheter

  • Lựa chọn tĩnh mạch to, đường đi khá thẳng, nhìn rõ nhất.
  • Các tĩnh mạch thường được lựa chọn

Bước 3: Tiến hành đặt catheter

  • Sát khuẩn 2 lần theo hình xoáy trôn ốc từ tĩnh mạch đã xác định sẽ đặt catheter ra toàn bộ cánh tay/ chân đó bằng bông cồn và gạc vô trùng  tẩm betadine.
  • Dùng kim chọc tĩnh mạch chọc vào tĩnh mạch.
  • Giữ chắc catheter ở vị trí xâm nhập vào tĩnh mạch, từ từ, nhẹ nhàng rút kim chọc tĩnh mạch ra.
  • Tách rời kim chọc tĩnh mạch khỏi catheter
  • Chỉnh lại vị trí catheter để có đúng vị trí mong muốn. 
  • Bơm đẩy lại máu vào trong lòng mạch. Chỉ dùng bơm 10ml để tránh tạo áp lực quá lớn trong lòng catheter.

Bước 4: Cố định Catheter

  • Dùng băng dính sợi vô trùng (3 sợi) cố định catheter.

Bước 5:   Kiểm tra vị trí của Catheter

  • Vị trí đầu catheter cần được xác định bằng chụp phim Xquang
  • Nếu không nhìn rõ đầu catheter cần chụp phim có bơm thuốc cản quang hoặc siêu âm tim kiểm tra.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bụng mềm
  • Không trướng, không ứ dịch trong dạ dày, không nôn
  • Đi ngoài phân bình thường hoặc không có phân

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tắc nghẽn tĩnh mạch
  • Nhiễm khuẩn qua đường tiêm truyền
  • Phù do truyền quá nhiều hoặc sụt cân do không đủ calo hoặc do nồng độ đường quá cao.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Trẻ thiếu tháng cần đạt tăng cân nặng >18g/kg/ngày, vòng đầu 0.9 cm/tuần.
  • Nuôi ăn tĩnh mạch ngoại biên, nồng độ glucose tối đa < 12.5 % (tối thiểu 5 %), nồng độ acid amine ≤ 2%.
  • Chọn đường tĩnh mạch trung tâm cho trẻ cần nuôi ăn đường tmh mạch > 2 tuần, nồng độ glucose ≥ 12.5 % (tối đa 25 %).
  • Lipid truyền đường riêng liên tục trong 20- 24 giờ, thay bơm tiêm mỗi 12 giờ. Sau 6- 8 giờ truyền Lipid, nếu triglycerid máu >200mg/dl cần giảm liều lipid. Trẻ sơ sinh có cân nặng thấp hay đang nhiễm trùng thường không dung nạp liều tối đa của lipid. Trẻ vàng da: lipid < 3 g/kg/ ngày (tránh cạnh tranh gắn kết albumin).

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *