Lao cơ xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Lao cơ xương

Bệnh lao là một bệnh do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên, là một trong số nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đặc biệt phổ biến trên các nước đang phát triển. 

Trực khuẩn lao thường xâm nhập theo đường thở qua các giọt nước bọt và gây nên lao phổi chiếm 90% tổng số lao. Chúng có thể xâm nhập theo đường tiêu hóa gây nên lao dạ dày, lao ruột,… Khi trực khuẩn lao xâm nhập vào bộ phận khác của cơ thể sẽ gây bệnh tại đó được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Và một trong số những dạng lao phổ biến trong lao ngoài phổi là lao xương, lao khớp.

Lao xương, lao khớp là bệnh toàn thân biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương, khớp. Được xếp vào lao thứ phát vì thông thường trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch… vào máu và trực khuẩn lao tới xương, khi sinh sôi nảy nở chúng tạo thành củ lao gây hoại tử trung tâm được bao quanh bởi các tế bào biểu mô, các tế bào đơn nhân, tế bào khổng lồ.

Khi bị lao xương khớp thì cột sống là bị ảnh hưởng phổ biến nhất, tiếp đó là đầu gối và hông. Lao xương thường gặp ở các xương xốp như thân đốt sống, xương tụ cốt bàn chân, bàn tay. Còn lao khớp thường gặp ở khớp hông, khớp cổ tay cổ chân, khớp gối. Tuy nhiên các khu vực khác như xương cùng và khớp cùng chậu, xương chậu, xương sườn, xương dài, xương ức đòn, xương ức và túi hoạt dịch, xương nhỏ bàn tay, bàn chân,… bất cứ xương nào của cơ thể cũng có thể bị nhiễm lao.

Lao cơ xương thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 đến 3 năm, hoặc thấy trước lao các nội tạng và thấy sau lao các màng.

Nguyên nhân bệnh Lao cơ xương

Nguyên nhân gây lên bệnh lao cơ xương là do trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể theo đường thở qua các giọt nước bọt, vị trí lao tiên phát ở phổi gây nhiễm khuẩn lao từ ổ tiên phát lan tới hạch bạch huyết ở rốn phổi của vùng phổi có liên quan, nhiễm khuẩn lao qua máu vào xương. Trực khuẩn lao khu trú ở xương xốp nơi có nhiều tủy bào và tế bào võng mạc nội mô, từ đó lan vào khớp gây ra lao khớp. Vì vậy lao khớp là lao thứ phát so với lao xương.
Bệnh lao cơ xương thường rất hiếm gặp nhưng do hậu quả của bệnh AIDS nên trong thập kỷ gần đây thì tỷ lệ lao xương đã tăng lên tại các nước đang phát triển.

Lao cơ xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Triệu chứng bệnh Lao cơ xương

Lao xương khớp rất khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu và bệnh không gây ra đau đớn, không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn.

Triệu chứng lâm sàng

Toàn thân: thể hiện nhiễm độc lao, cơ thể gây sút yếu, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, ngủ kém, ăn kém, dẫn tới mệt mỏi, sút cân. Bệnh khởi phát thầm lặng, cường độ tiến triển của bệnh phụ thuộc vào độc tính của trực khuẩn lao với sức đề kháng của người bệnh. Diễn biến của người bệnh tiến triển kéo dài, phần lớn trường hợp bị lao ở một khớp và bao giờ cũng liên quan đến chấn thương với tiền sử sống chung với người bị lao.

Tại chỗ: 

  • Đau: đau âm ỉ cả ngày, đau tăng dần về đêm, đau khi cử động khớp, đôi khi người bệnh nhầm là đau do thấp khớp chỉ khi chụp XQ mới phát hiện ra.
  • Hạn chế cử động khớp, khớp sưng nề, tăng nhiệt độ tại nơi trực khuẩn trú ngụ, co cứng khớp.
  • Hình thành túi mủ lạnh.
  • Hạch sưng ở quanh khớp hoặc gốc chi.
  • Teo cơ.
  • Triệu chứng Alexandre Drova dương tính, khi béo da không tách riêng da được mà béo lên cả tổ chức dưới da vì sưng nền xơ dính quánh.
  • Hình thành bã đậu hay là hình thái viêm xuất tiết có tính phá hủy hình thành bọc mủ lạnh, ở khớp có khuynh hướng hình thành túi mủ, khi vỡ mủ ra bị rò ra ngoài tổ chức bã đậu lẫn những mảnh xương chết, rò lao kéo dài và thường có bội nhiễm. Bệnh khởi phát cấp tính gây nên sốt cao, cử động rất đau, khớp viêm mạch, hạch khu vực sưng to, đau.
  • Hình thái viêm thể hạt hay hình thái viêm tăng sinh màng hoạt dịch, bệnh khởi phát kín đáo, khớp đau nhẹ và thường có tràn dịch với từng đợt teo cơ mức độ vừa và hay gặp ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng lâm sàng: Hóa nghiệm máu

Bạch cầu đa nhân tăng:

Tốc độ lắng máu: Tăng nhanh chỉ là kết quả có giá trị giúp cho tiên lượng bệnh. VS tăng nhanh biểu thị cơ thể có phản ứng tự vệ tốt và ngược lại. 

Mantoux:

  • Nếu âm tính thì loại trừ lao.
  • Nếu dương tính thì không giá trị quyết định, chỉ chứng tỏ người bệnh đã có thời kì bị nhiễm khuẩn lao.

Gây nhiễm khuẩn lao cho chuột thử nghiệm: Dùng chuột không có miễn dịch tự nhiên với lao, lấy mủ lao tiêm qua phúc mạc. Sau 5-6 tuần lễ có kết quả thương tổn lao.

Làm sinh thiết:

Thấy hình ảnh thương tổn nang lao điển hình.

Tubecculin: Phản ứng với Tubecculin tùy thuộc vào phản ứng dị ứng và phản ứng viêm đối với kháng nguyên.

Cấy khuẩn: Thanh dịch viêm xuất tiết có thể là kết quả của phản ứng viêm không đặc hiệu, nên kết quả cấy có khi âm tính.

Triệu chứng cận X- quang:

Giai đoạn khởi phát: 

  • Thưa xương là dấu hiệu đầu tiên, hiện tượng xung huyết mạch gây nên mất chất vôi, mất chất vôi nặng nề dễ nhầm với tiêu xương. 
  • Hẹp khe khớp do co rút cơ, hoặc bị tiêu sụn đường viền khớp có hình đứt quãng bởi những ổ tổ chức hạt.
  • Ở trẻ em thì sụn tiếp hợp đầu xương bị “già” đi.

Giai đoạn toàn phát: 

  • Sụn khớp nham nhở.
  • Có ổ khuyết xương đầu xương gần khớp, hoặc vỡ vào khớp.
  • Biến dạng xương.
  • Không có bồi đắp xương.

Giai đoạn ổn định: 

  • Để lại hình ảnh dính khớp. 
  • Hết đau hoặc chỉ đau nhẹ. 
  • Sức khỏe hồi phục dần.
Lao cơ xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đường lây truyền bệnh Lao cơ xương

Trực khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, qua có giọt bắn như nước bọt. Ngoài ra chúng còn xâm nhập qua đường tiêu hóa ví dụ như qua sữa bò tươi. Vì vậy bệnh lao cơ xương khớp rất dễ lây truyền

Đối tượng nguy cơ bệnh Lao cơ xương

Bệnh lao xương khớp có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Lao cơ xương là bệnh được đánh giá là một trong những dạng bệnh lao nguy hiểm, gây tử vong rất cao vì lứa tuổi mắc bệnh thường từ 16 đến 45 tuổi. Vì vậy nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ gây nên ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống, tàn phá nặng nề tới xương khớp bị lao.

Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vắc-xin BCG cũng là một trong những đối tượng dễ mắc lao xương khớp. 

Những người tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây chính, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên liên tục, đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hay một lao ngoài phổi khác. 

Đối tượng có thể mắc một số bệnh có tính chất toàn thân như: loét dạ dày – tá tràng, đái tháo đường hoặc cắt 2/3 dạ dày. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, suy kiệt nặng.

Phòng ngừa bệnh Lao cơ xương

Phòng bệnh lao xương khớp quan trọng nhất là tiêm vaccine BCG (Bacillus Calmette Guerin) Calmette và Guerin đã nuôi cấy trực khuẩn lao bò rất nhiều lần trên môi trường có mặt bò, làm cho trực khuẩn này mất khả năng gây bệnh, nhưng vẫn còn sống và được miễn dịch tốt.

Vaccine BCG là vaccine sống giảm độc lực, được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh, đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Vaccine này kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên. Tuổi tiêm chủng là trẻ sơ sinh hoặc bất kì lúc nào sau đó. 

Đường tiêm chủng là tiêm trong da thường ở cánh tay trái và bắt buộc để lại sẹo.

Không được tiêm chủng cho những người bị thiếu hụt miễn dịch, những người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch hoặc những người mắc bệnh ác tính, không được tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai.

Hiện nay trên cả thế giới đều dùng vaccine này, dùng tiêm cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Với thiếu niên va người trưởng thành chỉ dùng vaccine này khi Mantoux âm tính.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao cơ xương

Do trực khuẩn lao có nhiều kháng nguyên chéo với các Mycobacterium khác, nên hiện nay người ta không chẩn đoán huyết thanh bệnh lao. Nhưng gần đây, kháng nguyên A60 của M.bovis đã được dùng trong kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể lo, Chẩn đoán vi sinh vật gây bệnh lao bằng cách nhuộm soi, nuôi cấy và PCR.

Nhuộm trực tiếp bệnh phẩm: Ziehl-Neelsen là phương pháp nuôi cấy đặc hiệu. Nếu thấy một số trực khuẩn bắt màu đỏ và hơi mảnh, thường đứng nối đầu vào nhau là BK dương tính. Kết quả này chỉ nói có Mycobacterium trong bệnh phẩm nhưng chưa chắc có trực khuẩn lao. Thực tế, dựa vào số lượng trực khuẩn này trên tiêu bản, cùng với các dấu hiệu lâm sàng X- quang đã có thể khẳng định chẩn đoán.

Nuôi cấy: bệnh phẩm được xử lý và nuôi cấy trên môi trường Sauton hoặc Loeweinstein hay cả hai, cho kết quả chính xác hơn nhưng rất chậm, hiện nay người ta đang nghiên cứu để tạo ra môi trường mới mà trực khuẩn lao phát triển nhanh hơn.

Tiêm truyền chuột lang: đây là biện pháp mà hiện nay ít dùng vì độ nhạy thấp.

Kỹ thuật PCR còn gọi là kỹ thuật khuếch tán chuỗi gen. Kết quả chẩn đoán nhanh khoảng 48 giờ và chính xác, rất tốt cho chẩn đoán lao ngoài phổi.

Các biện pháp điều trị bệnh Lao cơ xương

Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, nhiều vitamin, nơi ở thoáng mát nhiều ánh sáng, vệ sinh sạch sẽ.

Dùng thuốc kháng sinh: Do trực khuẩn lao ngày càng kháng lại kháng sinh nên người ta thường điều trị kết hợp giữa kháng sinh và hóa trị liệu. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, WHO đã đưa ra phác đồ điều trị ngắn ngày có giám sát, gọi tắt là DOTS, kết hợp với  5 loại thuốc theo công thức 2SHRZ/6HE với bệnh lao mới.

Bất động chi thể: làm giảm đau, giảm co cơ, phòng biến dạng, giúp ổ lao chóng ổn định.

Phẫu thuật: khi thấy tổn thương rõ thường là ở giai đoạn toàn phát.

  • Đục xương viêm, lấy hết các ổ bã đậu, đóng cứng khớp.
  • Giai đoạn mủ khớp thì phải rạch tháo mủ ở khớp ra. Dùng kháng sinh đặc hiệu, và phối hợp bất động tại chỗ ở tư thế chức năng.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *