1. Tổng quan về Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo
- Tên khoa học: Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo
- Tên thường gọi: Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo là phẫu thuật thay thế khớp vai bị hư hỏng bằng khớp vai nhân tạo có gắn xi măng xương hoặc không gắn xi măng xương. Khớp vai nhân tạo bao gồm 2 bộ phận chính là:
- Phần chỏm khớp, được chế tạo từ hợp kim của sắt và titan, crom, coban, nhôm…
- Phần ổ chảo: được chế tạo từ nhựa tổng hợp đặc biệt có trọng lượng phân tử siêu cao đơn thuần hoặc kết hợp với sợi cacbon.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Viêm khớp
- Viêm khớp dạng thấp
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Thoái hóa khớp vai ở người già trên 60 tuổi.
- Gãy xương phức tạp vùng đầu trên xương cánh tay (độ 4 theo Neer)
Chống chỉ định:
- Viêm xương – khớp nhiễm trùng
- Người bệnh có bệnh lý toàn thân nặng: bệnh tim – mạch, gan – thận….
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Tỷ lệ thành công trên 98%.
- Giảm đau cực kỳ hiệu quả cho bệnh nhân.
- Lấy lại biên độ vận động bình thường và phục hồi các chức năng khớp vai bị hỏng.
- Hạn chế tàn tật cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, cánh tay và vai cử động dễ dàng.
- Không làm ảnh hưởng đến các khoang khớp hay các dây xung quanh.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.
Nhược điểm:
- Có khả năng tổn thương đến dây thần kinh và mạch máu.
- Một số bệnh nhân có thể phản ứng với thuốc gây mê (hiếm xảy ra).
4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo
Bước 1: Bác sĩ đặt bệnh nhân nằm ngửa lên bàn phẫu thuật và kê cao vai.
Bước 2: Tiến hành gây mê cho bệnh nhân.
Bước 3: Tiến hành phẫu thuật thay khớp vai.
- Rạch da: là đường mổ từ phía trên, theo đường cong, ngoài khớp cùng – đòn 1 cm, dài 10 cm.
- Bộc lộ khớp và đầu trên xương cánh tay.
- Cắt chỏm xương cánh tay.
- Doa ống tủy xương cánh tay.
- Chuẩn bị mặt khớp xương vai.
- Khoan lỗ để cố định mặt khớp xương vai nhân tạo.
- Lắp phần chuôi khớp xương cánh tay.
- Lắp phần mặt khớp xương vai nhân tạo.
- Lắp phần chỏm xương cánh tay.
Bước 4: Hoàn tất, kiểm tra và đóng vết mổ.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Phần vai thay khớp bị sưng và đau.
- Huyết áp có thể tăng hoặc giảm.
5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Vùng khớp vai bệnh nhân bị nhiễm trùng.
- Khớp mới thay bị lỏng, bị trật.
- Vùng khớp vai bị sưng, phù nề và đau nghiêm trọng.
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Bác sĩ hướng dẫn tập phục hồi chức năng ngay sau khi về buồng bệnh.
- Bác sĩ dặn bệnh nhân cần phải tránh các hoạt động mạnh hoặc có tính chất lặp lại liên tục lên khớp vai.
Nguồn: Vinmec