Phẫu thuật nội soi trong ung thư phụ khoa

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi trong ung thư phụ khoa

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi trong ung thư phụ khoa
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Phẫu thuật nội soi phụ khoa được hiểu đơn giản là một hình thức phẫu thuật nhằm kiểm tra các ống dẫn trứng, kiểm tra buồng trứng và tử cung; đồng thời tìm ra những “trục trặc” bên trong vùng bụng của bạn. Khác với siêu âm, loại hình phẫu thuật này không thực hiện bên ngoài cơ thể bạn mà được tiến hành bằng cách đưa một ống nội soi vào bên trong cơ thể thông qua bộ phận rốn…

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vùng chậu, chẳng hạn như nhiễm trùng buồng trứng, nhiễm trùng tử cung, viêm ống dẫn trứng…
  • Chẩn đoán và loại bỏ các mô sẹo (mô dính)
  • Điều trị thai ngoài tử cung
  • Triệt sản nữ – biện pháp ngừa thai vĩnh viễn
  • Loại bỏ u nang buồng trứng
  • Cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng
  • Điều trị u xơ tử cung
  • Loại bỏ các hạch bạch huyết trong điều trị ung thư

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân ung thư giai đoạn trễ, vết mổ cũ nhiều lần.
  • Rối loạn chức năng đông chảy máu.
  • Tiền sử phẫu thuật cũ ở bụng
  • Béo phì
  • Tắc ruột và liệt ruột

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Chất lượng phẫu thuật được thể hiện rõ, hình ảnh được phóng đại nên bác sĩ có thể nhìn rõ, thao tác chính xác hơn, hiệu quả phẫu thuật cao, do đó các biến chứng liên quan cũng được giảm hẳn. Bệnh nhân ít mất máu trong quá trình mổ, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và mau hồi phục. Vết mổ thường ngắn (5mm-10mm) nên ít để lại sẹo, mang tính thẩm mỹ cao hơn.

Nhược điểm:

Kỹ thuật này là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật ung thư phụ khoa có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật nội soi trong ung thư phụ khoa

  • Bước 1: Trước tiên bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một vết nhỏ ở rốn của bệnh nhân, sau đó đặt một ống nội soi luồn qua vết cắt, bơm khí vào bụng để nới rộng không gian bên trong vùng bụng.
  • Bước 2: Phân tách các cơ quan của cơ thể, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng ống nội soi. Cần đến dụng cụ nào, bác sĩ có thể đưa nó vào bên trong thông qua những vết cắt.
  • Bước 3: Kết thúc ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ thật cẩn thận lấy các dụng cụ phẫu thuật ra khỏi khu vực bụng và hút khí ra bằng cách dùng ống nội soi. Vết cắt được khâu lại và khả năng sẽ sớm lành nếu bệnh nhân biết cách giữ gìn, không để nó bị nhiễm trùng.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đi đứng lại bình thường sau 2 ngày, xuất viện sau 4-5 ngày
  • Người bệnh hồi phục sức khỏe, tham gia sinh hoạt bình thường

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Vết mổ sưng đau, rỉ dịch
  • Chậm hồi phục tổng trạng, sốt
  • Vết mổ lâu lành, lưu sonde tiểu lâu hơn 1 tuần, đau bụng kéo dài

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Không nâng, vác các vật nặng khi chưa hồi phục sức khỏe, ngay cả việc quan hệ tình dục và áp dụng các biện pháp tránh thai cũng nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Tuân thủ y lệnh của bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *