1. Tổng quan về Phẫu thuật & chăm sóc sau mổ bàn chân khoèo bẩm sinh
- Tên khoa học: Phẫu thuật & chăm sóc sau mổ bàn chân khoèo bẩm sinh
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai. Bao gồm phần trước bàn chân nghiêng, xoay trong và bị kéo xuống dưới; phần gót chân bị kéo vào trong, một số cơ và dây chằng bị ngắn lại và co rút. Dị tật Bàn chân khoèo có thể xảy ra trên 1 hoặc cả 2 bàn chân. Bàn chân khoèo bẩm sinh phải được phát hiện và điều trị sớm, ngay sau khi lọt lòng. Phẫu thuật can thiệp tối thiểu nới gân dưới da để dễ đưa bàn chân về đúng vị thế, bó bột, theo dõi chăm sóc, phục hồi chức năng sau khi mổ. Trong quá trình nắn chỉnh, bó bột theo phương pháp Ponseti nếu có cứng, dính khớp hoặc co rút gân không nắn chỉnh bên ngoài được thì mới có chỉ định phẫu thuật.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Khoèo chân bẩm sinh
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Các tổn thương biến dạng nặng không thể điều trị bằng nắn chỉnh hình
- Bàn chân khoèo đến muộn (> 9 tháng tuổi) hoặc Bàn chân khoèo đã điều trị bằng nắn chỉnh và bó bột không đạt kết quả.
Chống chỉ định:
- Người bệnh chưa được điều trị chỉnh hình
- Trẻ < 3 tuổi
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh đồng thời phục hồi giải phẫu và chức năng vận động của bàn chân tốt nhất có thể.
3. Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị:
- Người bệnh sẽ được thăm khám, kiểm tra hồ sơ trước khi mổ.
- Vô cảm.
Bước 2: Tiến hành:
Thì 1: Garo 1/3 dưới đùi
Thì 2: Kỹ thuật can thiệp phần mềm phía sau:
- Kéo dài gân Achille
- Rạch ngang bao xơ khớp chày sên và sên gót
- Cắt dây chằng mác gót, dây chằng sên mác
- Kéo dài gân cơ gấp dài ngón cái
Thì 3: Kỹ thuật can thiệp phần mềm phía trong:
- Cắt dây chằng denta mắt cá trong, cắt bó trước và bó giữa
- Kéo dài gân cơ chày sau hoặc tách rời nó khỏi xương thuyền.
- Cắt dây chằng sên gót, sên thuyền, gót hộp
- Cắt cân gan chân
- Chuyển chỗ bám tận gân cơ duỗi dài ngón 1 về cổ xương đốt bàn 1
- Chuyển gân cơ chày sau ra trước qua màng gian cốt đính vào xương chêm 3.
Thì 4: Kỹ thuật can thiệp vào xương:
- Cắt xương gót hình chêm ở mặt ngoài, sửa chữa biến dạng ngửa bàn chân
- Theo Cole: Đục xương hình tam giác ở tụ cốt bàn chân, hàng trên là thuyền hộp, hàng dưới là nền 3 xương chêm. Bó bột không tỳ 8 tuần, chỉnh cho bàn chân mất lõm, sau đó thay bột đế đi thêm 6 tuần.
- Theo Japas: Đục xương chữ V ở tụ cốt cổ chân tương ứng với xương thuyền, ghim 2 đinh cố định dọc đốt bàn 1 và 5.
- Cắt chỉnh cổ xương sên, chỉnh lại khớp sên thuyền, giải quyết biến dạng khép và thuổng của bàn chân.
- Đục hình chêm sửa trục tại khớp Lisfranc: Dưới bỏ hết nền 5 đốt bàn, trên bỏ đầu sụn 3 xương chêm và xương hộp.
- Đóng cứng khớp: Đóng cứng 3 khớp dưới sên: Sên – gót, sên – thuyền, gót – hộp (chỉ thực hiện với các biến dạng nặng, đi lại đau và không thể chỉnh hình bằng các phẫu thuật khác).
- Sửa ngón chân búa: Đục bỏ chỏm đốt 1 ngón 1, hay dục bỏ sụn hai đầu diện khớp đốt 1 – 2 ngón 1, làm thẳng ngón và hàn khớp.
Thì 5: Cầm máu, dẫn lưu vết mổ nếu cần thiết. Đóng vết mổ
Thì 6: Bột cẳng bàn chân, rạch dọc bàn chân vuông góc.
4. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Chảy máu sau mổ
- Nhiễm trùng
- Hoại tử vạt da, cơ; biến dạng khoèo tái phát
- Ngứa ngáy trong da liên tục.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Tuân thủ y lệnh của bác sĩ về sử dụng thuốc và đi đứng, vận động.
- Nếu thấy có bất thường ở chân cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Nguồn: Vinmec