Phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ

1. Tổng quan về Phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ

  • Tên khoa học: Phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang trong điều trị ung  thư bàng quang xâm lấn cơ
  • Mô tả kỹ thuật:

Cắt toàn bộ bàng quang là phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ. Phẫu thuật này bao gồm cắt toàn bộ bàng quang, tuyến tiền liệt, hai túi tinh và nạo vét hạch chậu bịt ở nam giới.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư bàng quang

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Ung thư bàng quang xâm lấn cơ (pT2-pT4).
  • Các trường hợp ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ nhưng tái phát nhanh, tăng mức độ ác tính khi tái phát.

Chống chỉ định:

Không có chống chỉ định tuyệt đối, cân nhắc phẫu thuật trong các trường hợp tổng trạng bệnh nhân kém hoặc bướu xâm lấn các mạch máu lớn vùng chậu

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tăng tỷ lệ phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn sớm
  • Giảm tỷ lệ sót bướu bàng quang nhờ tăng độ nhạy, tăng tương phản giữa mạch máu và các mô trên bề mặt bàng quang.
  • Ít xâm lấn, hạn chế mất máu và tổn thương các mô lành, giúp điều trị triệt căn bướu bàng quang ở giai đoạn sớm cho nhiều người bệnh.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân mất nhiều máu trong quá trình mổ mở, thời gian hồi phục sức khỏe lâu

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Đặt người bệnh nằm ngửa, tiến hành gây mê nội khí quản (có thể gây tê ngoài màng cứng để giảm đau hậu phẫu).
  • Bước 2: Rạch da đường giữa dưới rốn. Rạch phúc mạc hình tam giác lấy hết ống niệu – rốn và 2 dây chằng rốn bên.
  • Bước 3: Nạo vét hạch chậu bịt 2 bên, sinh thiết tức thì và chờ kết quả để quyết định phương pháp tạo hình bàng quang.
  • Bước 4: Giải phóng niệu quản, cắt niệu quản 2 bên. Gửi đoạn cuối niệu quản làm sinh thiết tức thì và cắt đến khi nào đoạn niệu quản còn lại không còn tế bào ung thư.
  • Bước 5: Cắt cuống mạch bên của bàng quang
  • Bước 6: Mở cùng đồ sau bóc tách mặt sau tuyến tiền liệt và 2 túi tinh đến nỏm tuyến tiền liệt
  • Bước 7: Mở mạc nội chậu 2 bên
  • Bước 8: Cắt cột phức hợp tĩnh mạch lưng Dương vật
  • Bước 9: Cắt niệu đạo và sinh thiết tức thì mỏm cắt niệu đạo, cắt đến khi nào đoạn niệu đạo còn lại không còn tế bào ung thư
  • Bước 10: Cắt các thành phần kết nối còn lại ở hai bên,
  • Bước 11: Dẫn lưu 2 niệu quản ra da qua thông, nếu có làm bàng quang tân tạo nối vào niệu đạo thì mở bàng quang ra da trên xương mu và đặt thông niệu đạo lưu, dẫu lưu cùng đồ Douglas.
  • Bước 12: Khâu thành bụng theo các lớp.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau sau mổ, đau thành bụng, cảm giác khó chịu, buồn nôn.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu, xì rò nước tiểu.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Rò nước tiểu.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đề phòng sỏi tái phát.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *