Phẫu thuật nội soi Robot cắt tử cung toàn phần

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi Robot cắt tử cung toàn phần

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi Robot cắt tử cung toàn phần
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Cắt tử cung toàn phần bằng nội soi là phương pháp tiên tiến trong điều trị một số bệnh lý phụ khoa. Phương pháp giải quyết triệt để được nguồn gốc gây ra triệu chứng lâm sàng, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi robot là phẫu thuật sử dụng các dụng cụ qua cánh tay robot đưa vào ổ bụng qua các lỗ chọc ở thành bụng để tiến hành cắt bỏ toàn bộ tử cung. Bảo tồn hay cắt phần phụ chủ yếu dựa vào có tổn thương phần phụ hay không và tuổi của người bệnh (NB > 50 tuổi)

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • U xơ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • U xơ tử cung.
  • Polyp buồng tử cung
  • Ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm
  • Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm
  • Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định tuyệt đối:
    • Ruột chướng.
    • Thoát vị cơ hoành.
    • Các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh về máu.
    • Các bệnh nội khoa cấp tính đang điều trị chưa can thiệp phẫu thuật được.
    • Các bệnh lý chống chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng.
    • Ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng giai đoạn muộn
  • Chống chỉ định tương đối:
    • Béo phì.
    • Tiền sử phẫu thuật ổ bụng nhiều lần, dính nhiều.
    • Các chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng do bệnh lý toàn thân

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Không bị hạn chế tầm nhìn như truyền thống, hình ảnh chất lượng tối ưu với độ chính xác cao hơn.
  • Robot có 4 tay, tương đương với 2 phẫu thuật viên giúp loại bỏ các rung động không cần thiết (sự run tay). Có khả năng mổ ở những vị trí khó, có thể di chuyển tự do ở 6 góc độ, luồn lách vào các khoang nhỏ nhất và sâu.
  • An toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng phẫu thuật.
  • Giảm đau so với phẫu thuật thông thường.
  • Ít mất máu, hồi phục nhanh, giảm thời gian nằm viện.
  • Đảm bảo thẩm mỹ do vết sẹo mổ rất nhỏ.
  • Máy móc theo dõi hiện đại (máy đo nhịp tim, huyết áp, đo mạch) trong 24/24.

Nhược điểm:

  • Đây là kỹ thuật khó, do đó đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ về kỹ thuật này cũng như cách sử dụng robot để phẫu thuật

4. Quy trình thực hiện – Phẫu thuật nội soi Robot cắt tử cung toàn phần

Bước 1: Chuẩn bị:

  • Người bệnh được nằm ngửa, sát khuẩn vùng bụng, đùi, hai tay sát dọc thân
  • Đặt ống thông tiểu trước khi tiến hành phẫu thuật
  • Tiến hành gây mê toàn thân và thở máy

Bước 2: Tiến hành:

  • Chọc trocar và bơm CO2 vào ổ bụng
  • Docking
  • Kiểm tra tử cung và các tạng xung quanh
  • Giải phóng hai cánh bên của tử cung
  • Bóc tách bàng quang và cắt động mạch tử cung
  • Cắt tử cung và khâu mỏm cắt
  • Kiểm tra cầm máu
  • Undock, tháo trocar và khâu da

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bụng không chướng, ăn uống được đi lại không đau
  • Đau vùng hạ vị nhiều nhưng không sốt, da niêm hồng cảm giác khỏe
  • Âm đạo có thể ra ít dịch hồng không sốt, đại tiểu tiện bình thường…

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu
  • Máu tụ ngoài phúc mạc
  • Tổn thương đường tiết niệu
  • Viêm phúc mạc sau mổ
  • Sốt nhẹ, dịch âm đạo ra có mùi hoặc ra máu kéo dài, bụng chướng ,khó tiêu, đau hông lưng nhiều
  • Âm đạo luôn ẩm ướt như có nước tiểu chảy ra ở âm đạo…

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Robot Da Vinci thế hệ nhất do Hoa Kỳ sản xuất

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bảo tồn hay cắt phần phụ chủ yếu dựa vào có tổn thương phần phụ hay không và tuổi của người bệnh (NB > 50 tuổi).
  • Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ y lệnh của bác sĩ về sử dụng thuốc.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *