1. Tổng quan về Tán sỏi qua da bằng xung hơi
- Tên khoa học: Tán sỏi qua da bằng xung hơi
- Tên thường gọi: Tán sỏi qua da bằng xung hơi
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Tán sỏi qua da bằng xung hơi là kỹ thuật thiết lập một đường hầm từ da vị trí vùng thắt lưng vào thận. Thông qua đường hầm này, ống kính nội soi thận được đưa vào đài bể thận và sử dụng các nguồn năng lượng xung hơi để tán vỡ sỏi và bơm hút mảnh sỏi ra ngoài.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Sỏi thận
- Sỏi niệu quản
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Tất cả những trường hợp sỏi thận có chỉ định mổ mở bao gồm: Sỏi san hô một phần và toàn bộ, sỏi thận ≥ 2cm, các sỏi trong đài thận hoặc thận dị dạng, sỏi thận tán ngoài cơ thể khó vỡ; sỏi thận dưới 2cm nhưng do giải phẫu thận bị dị dạng hoặc ở vị trí đài dưới không thích hợp với tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi niệu quản ống mềm.
- Sỏi niệu quản đoạn trên L4 gây tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc sỏi lớn > 1.5cm, sỏi niệu quản đoạn trên bị bọc polyp và niệu quản gấp khúc, sỏi đã tán sỏi ngoài cơ thể không vỡ hoặc nội soi ngược dòng thất bại.
- Chỉ định cân nhắc đối với những trường hợp sỏi thận đặc biệt như: Sỏi thận tắc nghẽn ở bệnh nhi, sỏi thận ở người bệnh béo, sỏi thận kết hợp hẹp khúc nối bể thận – niệu quản hoặc niệu quản hẹp, sỏi ở người bệnh còn một thận tắc nghẽn, sỏi trên thận móng ngựa tắc nghẽn, sỏi ở người bệnh thận ghép và sỏi ở thận không ứ nước.
Chống chỉ định:
- Người bệnh có bệnh lý nội khoa nặng: Rối loạn đông, chảy máu, xuất huyết toàn thân, bệnh mạch vành, suy tim nặng, chức năng phổi không tốt chống chỉ định gây mê nội khí quản, bị tiểu đường và huyết áp cao hoặc không thể chịu đựng phẫu thuật.
- Người bệnh đang sử dụng thuốc Aspirin, thuốc chống đông phải ngừng dùng thuốc từ 1 – 2 tuần, kiểm tra lại chức năng đông máu mới chỉ định phẫu thuật.
- Người bệnh đang bị nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng nhiễm khuẩn đường niệu chưa được điều trị hoặc bị lao thận.
- Thận có thể tích cực lớn, sỏi san hô mà tiên lượng tán sỏi qua da (PCNL) nhiều lần không thể lấy hết sỏi. Người bệnh có sỏi san hô mà thận bị dị dạng, dị vị không tạo được đường hầm qua da an toàn hoặc dùng tán sỏi qua da không lấy hết được sỏi.
- Người bệnh có sỏi trên thận lạc chỗ hoặc thận sa xuống tiểu khung.
- Người bệnh ung thư thận, có khối u ở thận.
- Người bệnh đang có thai.
- Người bệnh bị gù hoặc cong vẹo cột sống, bị béo phì hoặc có bệnh lý hô hấp không thể chịu đựng nằm sấp khi mổ thì có thể chọn lựa tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để phẫu thuật.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Tỷ lệ phải mổ lại dưới 1%.
- Thời gian nằm viện chỉ trong 3 ngày.
- Bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- An toàn cho sức khỏe bệnh nhân.
- Không có tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Đắt hơn các bệnh viện nhà nước và tư nhân khác.
4. Quy trình thực hiện Tán sỏi qua da bằng xung hơi
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ: biên bản hội chẩn, cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê.
- Bước 2: Kiểm tra người bệnh: đúng người bệnh, đúng bên thương tổn đã đánh dấu.
- Bước 3: Thực hiện kỹ thuật
- Gây mê toàn thân nội khí quản.
- Đặt ống thông (catheter) niệu quản
- Dùng Siêu âm hoặc C-Arm kiểm tra vị trí, hình thể đài bể thận có sỏi, xác định đài thận chọc dò.
- Rạch da, cân vị trí chọc dò. Tiến hành chọc dò đài thận bằng kim 18 gauge dưới hướng dẫn siêu âm hoặc C-Arm khi vào đài thận sẽ ra nước tiểu.
- Rút lõi kim chọc dò, đặt dây dẫn đường đầu cong vào đài bể thận. Nong đường hầm theo dây dẫn thông qua các loại nong có sheet tương ứng.
- Đặt Amplatz (ống tạo đường hầm qua da) cỡ 22 – 24 Fr vào đài bể thận.
- Dùng máy nội soi thận đưa qua Amplatz xác định vị trí, số lượng sỏi trong đài bể thận.
- Tán sỏi thận bằng máy tán sỏi siêu âm hoặc bằng xung hơi khí nén thành mảnh nhỏ kết hợp bơm nước bằng máy với áp lực 25-30 Kpa. Bơm rửa lấy mảnh sỏi hoặc dùng pince gắp sỏi.
- Bước 4: Đặt ống thông JJ niệu quản xuôi dòng, rút ống thông niệu quản đặt ngược dòng ở thì 1. Rút ống soi niệu quản và đặt ống dẫn lưu thận Foley 16-20 Fr qua Amplatz. Kết thúc thủ thuật.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Chảy máu sau mổ mức độ nhẹ.
- Bệnh nhân bị đau và chướng bụng.
5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Chảy máu sau mổ mức độ nặng.
- Nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn sau mổ.
- Tổn thương tạng trong ổ bụng.
- Tụ dịch hoặc áp xe tồn dư sau phúc mạc.
- Bệnh nhân bị rò nước tiểu.
- Tràn khí màng phổi.
6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Hẹn Người bệnh đến khám lại sau 2 – 4 tuần về lâm sàng và làm siêu âm kiểm tra để đánh giá mức độ phục hồi chức năng thận bên can thiệp và soi bàng quang rút ống thông JJ niệu quản.
- Nếu còn sỏi trên siêu âm và chụp X-quang thì tùy mức độ sẽ tiếp tục chỉ định điều trị tán sỏi qua da lần 2, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng hoặc điều trị nội khoa theo dõi.
Nguồn: Vinmec