Đo áp lực động mạch xâm nhập liên tục ≤ 8 giờ

1. Tổng quan về Đo áp lực động mạch xâm nhập liên tục ≤ 8 giờ

  • Tên khoa học: Đo áp lực động mạch xâm nhập liên tục ≤ 8 giờ
  • Tên thường gọi: Đo áp lực động mạch xâm nhập liên tục ≤ 8 giờ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Đây là phương pháp theo dõi huyết áp động mạch một cách chính xác, liên tục, phát hiện được sớm những biến động về huyết áp động mạch giúp bác sĩ có thông tin chính xác, kịp thời để điều trị.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân

  • Tất cả các trường hợp sốc.

Chống chỉ định

  •  Không có chống chỉ định tuyệt đối
  • Thận trọng đối với các bệnh nhân:
  • Tiểu cầu dưới 60.000/mm3.
  • Rối loạn đông máu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Huyết áp động mạch xâm nhập là tiêu chuẩn vàng để xác định huyết áp.
  • Theo dõi huyết áp liên tục, chính xác.
  • Điều chỉnh lượng dịch chống sốc thích hợp.
  • Lấy máu động mạch để xét nghiệm khí máu nhiều lần.

Nhược điểm:

  • Là thăm dò xâm lấn nên có nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn, hẹp tắc động mạch.

4. Quy trình thực hiện – Đo áp lực động mạch xâm nhập

  • Bước 1: Đặt Catheter động mạch
  • Bước 2: Gắn chai NaCl 0,9% có pha Heparin vào túi bơm áp lực và bơm với áp lực > 200 mmHg.
  • Bước 3: Mồi dịch vào bộ đo huyết áp động mạch xâm nhập gắn vào.
  • Bước 4: Định vị trí zero.
  • Bước 5: Nối bộ cảm biến đo áp lực với dây cable.
  • Bước 6: Nối dây cable vào monitor.
  • Bước 7: Định mức zero (CALIBRE)

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Tại vị trí đường vào động mạch không sưng nề, bầm tím, tấy đỏ, chảy máu.
  • Không có biểu hiện thiếu cấp máu phía ngoại vi của vị trí đường vào động mạch.
  • Sóng động mạch hiển thị phù hợp trên monitor theo dõi.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tại vị trí đường vào động mạch sưng nề, bầm tím, tấy đỏ, chảy máu.
  • Có biểu hiện thiếu cấp máu phía ngoại vi của vị trí đường vào động mạch.
  • Sóng động mạch hiển thị không phù hợp trên monitor theo dõi.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ giải thích và tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tham gia vào quá trình điều trị.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *