Đo dung tích toàn phổi

1. Tổng quan về Đo dung tích toàn phổi

  • Tên kỹ thuật: Đo dung tích toàn phổi
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Đo dung tích toàn phổi là cách tốt nhất để đo lường chức năng của phổi. Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra chức năng của phổi và kiểm tra khả năng hô hấp. Kiểm tra này đo lường lượng khí phổi bạn hít vào và thở ra cũng như khả năng bạn thổi khí ra khỏi phổi nhanh và dễ dàng như thế nào.

Đo dung tích toàn phổi là đo lường 2 nhân tố chính: FVC (thể tích khí thở ra tối đa khi gắng sức) và FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên). Bác sĩ của bạn sẽ xem những thông số này và một số thông số kết hợp như tỉ lệ FEV1/FVC. Nếu bạn có tắc nghẽn ở đường thở thì lượng khí bạn có thể thổi ra khỏi phổi nhanh chóng sẽ giảm, tương đương với nó thì giá trị FEV1 và tỉ lệ FEV1/FVC thấp hơn.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Hen suyễn

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định – Đo dung tích toàn phổi

Áp dụng với bệnh nhân

  • Các bệnh nhân người lớn cần thăm dò làm chẩn đoán hen suyễn, COPD hoặc có thể hoàn thành kiểm tra chức năng phổi trước khi phẫu thuật. 
  • Bệnh nhân đang được điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc xơ phổi để xác định xem bệnh của bạn cải thiện hay tệ đi và liệu bạn có đang sử dụng đúng thuốc. 

Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định đặc hiệu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật – Đo dung tích toàn phổi

Ưu điểm:

  • Kết quả chính xác 100%.
  • Đo chính xác đầy đủ các chỉ số dung tích phổi.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Bác sĩ cho bệnh nhân ngồi thẳng lưng lên ghế.
  • Bước 2: Dùng kẹp kẹp mũi bệnh nhân lại.
  • Bước 3: Cho bệnh nhân ngậm ống ngậm miệng kết nối với máy đo dung tích phổi.
  • Bước 4: Hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở đúng phương pháp.
  • Bước 5: Thực hiện bài kiểm tra 3 lần để có kết quả chính xác nhất.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Tất cả các biểu hiện đều bình thường như trước khi đo.

4. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Không có biểu hiện bất thường.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách ngậm ống đúng.
  • Bác sĩ nhắc bệnh nhân không cắn ống thở.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở chính xác.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *