Nội soi thanh quản – hạ họng đánh giá và sinh thiết u

1. Tổng quan về Nội soi thanh quản – hạ họng đánh giá và sinh thiết u

  • Tên khoa học: Nội soi thanh quản-hạ họng đánh giá và sinh thiết u
  • Tên thường gọi: Nội soi thanh quản ống mềm sinh thiết u gây tê

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Thanh quản có vai trò quan trọng đối với việc thở, nói và nuốt. Các dây thanh quản khi rung sẽ tạo nên âm thanh (tiếng nói). Thanh quản có vai trò như 1 van điều tiết, mở ra để bơm không khí vào phổi. Khi nuốt, các dây thanh quản cùng rung đồng thời đóng nắp thanh môn ngăn không cho thức ăn rơi vào đường thở và phổi. Hạ họng là đoạn dưới của cổ họng, bao quanh thanh quản. Cổ họng là 1 ống dài khoảng 10-12cm từ dưới mũi đến ngang thanh quản, nối từ khoang miệng đến thực quản (ống đưa thức ăn vào dạ dày). 

Nội soi thanh quản – hạ họng là kỹ thuật đưa ống soi cứng hoặc mềm vào thanh khí và phế quản để thăm khám chẩn đoán và làm các thủ thuật. Trong quá trình này có lấy các mảnh thanh quản, hạ họng bằng kìm sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Ung thư thanh quản
  • Ung thư hạ họng

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Dị vật đường thở.
  • Ho ra máu.
  • Giãn phế quản.
  • Cắt hạt xơ, polyp dây thanh âm.
  • Bấm sinh thiết khối u ở thanh quản để chẩn đoán.
  • Nấm phế quản.
  • Viêm phế quản mủ.
  • U phế quản, khí quản.
  • Khó thở sau phẫu thuật.
  • Chấn thương thanh khí quản (soi bằng ống mềm).

Chống chỉ định:

  •  Người bệnh từ chối soi.
  • Suy tim nặng.
  • Lao phổi đang tiến triển.
  • Giãn quai động mạch chủ thì chống chỉ định với ống soi cứng.
  • Khối u ở thanh quản che lấp thanh quản gây khó thở thanh quản từ độ II trở lên.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật Nội soi thanh quản

Ưu điểm:

  • Giúp phát hiện các bất thường và chẩn đoán bệnh chính xác.
  • Nội soi dưới gây mê sẽ giúp người bệnh giảm đi phần nào cảm giác khó chịu, sợ hãi khi thực hiện nội soi. Từ đó, bác sĩ sẽ có điều kiện quan sát các tổn thương tốt hơn, thực hiện can thiệp đạt hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
  • Kỹ thuật an toàn, không gây đau đớn cho người bệnh, có thể sử dụng cho cả bệnh nhi.

Nhược điểm:

Kỹ thuật khó đòi hỏi các bước phải được thực hiện chuẩn xác, tỉ mỉ để tránh gây tổn thương các mô lành xung quanh.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh được thăm khám toàn thân. Làm các xét nghiệm cơ bản máu, nước tiểu, chụp phổi trừ trường hợp cấp cứu khó thở do dị vật có thể làm sau.
  • Bác sĩ sẽ giải thích trước soi và bệnh nhân ký giấy cam đoan thực hiện kỹ thuật.

Bước 2: Tiến hành

  • Đặt vào mũi bệnh nhân một đoạn ngắn bông gòn có tẩm thuốc co mạch cũng như thuốc tê. Sau khoảng 5 đến 10 phút thì đoạn bông gòn sẽ được lấy ra và tiến trình nội soi bắt đầu.
  • Ống nội soi sẽ lần lượt khám mũi, vòm hầu, thanh quản, hạ họng. Nếu thấy dị vật dùng kẹp gắp ra (chọn loại kẹp phù hợp với tính chất dị vật).Nếu thấy u dùng kẹp sinh thiết, sinh thiết 1 mảnh u.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Sau khi kết thúc xong nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, bệnh nhân hoàn toàn có thể trở về sinh hoạt như bình thường, kể cả việc đi lại và ăn uống.  Nếu nội soi có gây mê, người bệnh sẽ còn cảm giác thấy buồn ngủ, lừ đừ, mệt mỏi nhẹ. Hầu hết các vấn đề này là lành tính, sẽ tự thuyên giảm và khỏi hẳn ngay trong ngày hôm sau.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Sốt cao, da xanh tái.
  • Nôn ói
  • Đau bụng nhiều

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Người bệnh uống thuốc an thần tối hôm trước soi, sáng hôm tiến hành soi nhịn ăn uống, lấy mạch, nhiệt độ.
  • Bệnh nhân có tiền sử tim mạch, hô hấp (hen suyễn) cần phải thăm khám cẩn thận trước khi nội soi.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *