Hỏi đáp: Người bệnh gout nên ăn gì?

Chế độ ăn có một vai trò to lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Nhưng người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì là những câu hỏi mà không phải bất cứ người bệnh nào cũng biết câu trả lời.

Gout là một loại viêm khớp, gây sưng viêm trong khớp gây đau, sưng và viêm khớp đột ngột. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì bệnh gout có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Vậy người bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Sơ lược về bệnh gout

Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp. Gần một nửa các trường hợp, bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái, ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các triệu chứng bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội.

Hầu hết những người mắc bệnh gout do cơ thể không thể loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả. Một số người khác bị dư axit uric là do di truyền hoặc chế độ ăn uống.

2. Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gout?

Bạn có biết một số loại thực phẩm có chứa nhiều purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Để phòng ngừa các cơn gout, bạn chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purine và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Những thực phẩm chứa nhiều purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, một số loại rau chứa nhiều purine không kích hoạt các cơn gout. Bên cạnh đó, đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa nhiều purine.

Trong khi đó, các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.

3. Bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì? Nên kiêng thực phẩm nhiều đạm

Purine chính là nguyên nhân gây ra các cơn gout đột ngột. Do đó, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

  • Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
  • Hải sản: sò điệp, cua, tôm
  • Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Thực phẩm chứa nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
  • Đồ uống chứa nhiều đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric. Ngoài các món ăn cần tránh, người bệnh gout nên ăn gì?

4. Người bệnh gout nên ăn gì?

Người bệnh gout nên ăn gì? Các loại rau củ quả

Người bệnh gout nên ăn gì? Đa số người bệnh lo lắng vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có chứa nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái. Thực đơn cho người bệnh gout nên có những thực phẩm sau đây:

  • Trái cây: đa số các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…
  • Rau quả: các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như đậu Hà Lan, khoai tây, nấm, cà tím và rau xanh
  • Các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Trà Gout Trần Kim Huyền – Trà viêm da khớp TKH
  • Dầu thực vật

Bên cạnh những thực phẩm tránh dùng được nêu trên, một số loại thịt vẫn có thể được dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bạn nên dùng một vài lần mỗi tuần vì nếu dùng nhiều cũng có thể gây ra cơn gout.

  • Thịt gà, thịt bò, thịt heo và thịt cừu
  • Cá hồi tươi hoặc đóng hộp

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Ngoài việc chú ý đến người bệnh gout nên ăn gì, một số thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đợt gout.

Giảm cân

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Hạn chế uống đồ uống có cồn

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Nguyên nhân là do cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Dùng thực phẩm chứa vitamin C

Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về thông tin này.

Người bệnh gout nên ăn gì? Câu trả lời đã được giải đáp trong bài viết trên. Ngoài việc ăn uống, bạn cần quan tâm đến thói quen sống lành mạnh và làm theo hướng dẫn chữa trị của bác sĩ để căn bệnh gout nhanh chóng được đẩy lùi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *