Khám hạ đường huyết cho trẻ em và phương pháp điều trị hiệu quả

Hạ đường huyết ảnh hưởng nhiều đến các chức năng và hoạt động của cơ thể đặc biệt đối với trẻ em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về sau. Vì thế khám hạ đường huyết cho trẻ em và phương pháp điều trị đóng vai trò rất quan trọng.

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường(<40mg/dL), gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, khiến hoạt động của hệ thần kinh và não bị đình trệ. Khi trẻ em mắc bệnh hạ đường huyết trong máu sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thậm chí có thể sẽ nghiêm trọng hơn người lớn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ có thể hôn mê, chết não nếu bị hạ đường huyết ở thể nặng.

2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ

Trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có khả năng hạ đường huyết cao.

Không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Trẻ nhỏ thường hay biếng ăn, bỏ bữa điều này khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ, đặc biệt đối với những trẻ có khả năng hấp thụ kém.

Trẻ gặp phải bệnh lý: Tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận… là những bệnh lý có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết ở trẻ nhỏ. Những căn bệnh này gây thiếu hụt một trong hai loại hormone insulin và glucagon, khiến lượng đường trong máu không được cân bằng dẫn tới hạ đường huyết.

Tập thể dục thể thao quá mức, vận động nặng: Trẻ em thường hiếu động, vận động liên tục, tuy nhiên nếu trẻ thường hoạt động quá sức sẽ dễ rơi vào tình trạng hạ đường huyết. Đối với trẻ em vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, chế độ dinh dưỡng không được chú trọng rất dễ gặp phải tình trạng này.

3. Triệu chứng hạ đường huyết ở trẻ

Rất khó nhận biết hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Thường xảy ra từ 3 đến 48 giờ sau sinh. Trẻ có dấu hiệu run nhiều lần, giảm thân nhiệt, da nhợt nhạt, trẻ có thể thở nhanh, thở gấp, hôn mê,…

Đối với trẻ lớn hơn, dấu hiệu hạ đường huyết có thể dễ nhận biết hơn thông qua các mức độ:

  • Nhẹ: Cơ thể run, chân tay bủn rủn, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, lờ đờ.
  • Vừa: ủ rũ, mất phương hướng, xuất hiện các cơn co giật, dễ bị kích động, ngất.
  • Nặng: hôn mê, co cơ hàm, co giật toàn thân nghiêm trọng hơn có thể liệt nửa thân, tử vong vì trụy tim mạch.

Những triệu chứng ở thể nhẹ khá giống với những căn bệnh thông thường khác. Cha mẹ hãy luôn chú ý và nhờ sự can thiệp của bác sĩ để xác định được con mình đang gặp phải vấn đề nào.

4. Khám hạ đường huyết cho trẻ và phương pháp điều trị

Các triệu chứng của hạ đường huyết ở thể nhẹ khá giống với mệt mỏi thông thường khiến cha mẹ của trẻ bị nhầm lẫn và không quan tâm đúng mức. Một số trường hợp phát hiện bị hạ đường huyết muộn, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cần quan tâm trẻ đúng mức và cần đưa đi khám hạ đường huyết ngay khi xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh này.

Khám hạ đường huyết ở trẻ khó hơn đối với người lớn vì các triệu chứng ban đầu không rõ ràng.

Không giống người lớn, hạ đường huyết ở trẻ em khó điều trị hơn. Vì vậy, khám sớm sẽ giúp quá trình điều trị được thuận lợi hơn.

Đầu tiên khi khám hạ đường huyết, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. Tùy vào độ tuổi và mức độ hạ đường huyết, trẻ sẽ được chỉ định tiêm TM, truyền tĩnh mạch đường ưu trương với liều lượng glucose phù hợp. Sau khi trẻ dần hồi phục, đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần tiếp tục cho bé bú hoặc cung cấp các chất dinh dưỡng qua đường ăn. Hãy chia nhỏ các bữa ăn để trẻ được hấp thụ tốt nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *