Dịch đau mắt đỏ ở trẻ em diễn ra vô cùng phổ biến và bất cứ năm nào cũng bùng phát. Vậy, nguyên nhân và cách điều trị dịch đau mắt đỏ ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả?
Về cơ bản, dịch đau mắt đỏ ở trẻ em dễ bùng phát nhưng nó ít nguy hiểm cũng như thường không để lại biến chứng. Và, sau khoảng 1 tuần thì bệnh tự hết.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Đối tượng trẻ em có sức đề kháng yếu chính vì thế khi thời tiết thay đổi, cơ thể yếu và rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Bệnh đau mắt đỏ bên cạnh nguyên nhân chính là do virus Adenovirus hoặc một số loại vi khuẩn gây ra thì các yếu tố như: môi trường, vệ sinh kém hay dùng chung chăn gối, đồ dùng với người bệnh cũng là một nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
Dịch đau mắt đỏ ở trẻ em thường bùng phát vào khoảng tháng 8 – tháng 10 tức là sau mùa mưa. Lúc này trẻ có sức đề kháng kém hơn do giao mùa. Ban đầu mắt trẻ có xu hướng bị ngứa, sợ ánh sáng và chảy nước mắt. Tiếp đó, mắt xuất hiện ghèn mắt đôi khi sau khi ngủ dậy 2 mí mắt dính vào nhau vô cùng đau đớn, khó chịu do đó nhiều mẹ thắc mắc bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì.
Thông thường, trẻ bị một mắt trước sau đó mới lan sang mắt thứ hai nhưng mắt thứ 2 thường bị nhẹ hơn. Mí mắt sưng, đau và đỏ ngàu. Trong 3 ngày đầu tiên thì các triệu chứng này xuất hiện liên tục nhưng sau đó sẽ có xu hướng giảm dần.
Phòng dịch đau mắt đỏ ở trẻ em hiệu quả
Vì dịch đau mắt đỏ ở trẻ em thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa trong năm nên bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh một cách hiệu quả:
- Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa mặt khoảng vài lần trong ngày, nên để trẻ dùng khăn riêng, sau khi rửa xong thì giặt sạch bằng xà phòng sau đó phơi khôi.
- Khi tham gia các hoạt động vui chơi thì không đưa tay lên mắt cũng như nếu tiếp xúc bụi thì mẹ nên nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối Natri Clorid 0,9%.
- Nếu xung quanh nhà bạn đã có trẻ mắc bệnh đau mắt thì bạn nên dặn bé nhà mình không được tiếp xúc với trẻ đó bằng việc chạm vào người bạn hay chơi chung đồ chơi. Nếu có thể, hãy tách trẻ ra khỏi những bạn bị bệnh vì trẻ con thường khó kiểm soát hành vi của mình nên rất dễ bị lây bệnh.
- Nếu trẻ nhà bạn chưa mắc bệnh thì không nên nhỏ kháng sinh phòng bệnh vì nó hoàn toàn có thể khiến cho trẻ kháng thuốc.
- Nếu trong nhà có người bị đau mắt đỏ thì nên cách ly hoàn toàn với trẻ. Tuyệt đối không dùng chung chăn gối vì có thể làm rơi nước mắt, dịch mắt ra chăn gối.
- Với những vùng đã có dịch đau mắt đỏ thì nên để trẻ nghỉ học ở nhà nghỉ ngơi, tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.
Dịch đau mắt đỏ ở trẻ em không phải là một dịch bệnh quá nghiêm trọng nhưng bố mẹ nên có một cái nhìn đúng đắn trong việc phòng và điều trị bệnh. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.