Phương pháp đối phó với bệnh đau mắt đỏ sưng phù nề

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh đau mắt đỏ sưng phù nề có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.

Đau mắt đỏ còn được biết đến với tên gọi khác là viêm kết mạc. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất vào mùa hè đến cuối thu, khi thời tiết thay đổi từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…Bởi lúc này, cơ thể con người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ mệt mỏi, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Ngoài ra, môi trường nhiều khói bụi, sử dụng nước bị ô nhiễm hay vệ sinh kém…là những nguyên nhân khiến bệnh bùng phát mạnh. Vậy, chúng ta cần làm gì khi bị đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ sưng phù nề

Kết mạc bị viêm nhiễm tạo cho mắt một màng nhầy khiến mắt đỏ và sưng phù nề, sưng húp làm khe mi hẹp lại, kết mạc đỏ lừ, chảy nhiều nước mắt, xuất hiện dử mắt khiến mắt dấp dính, lèm nhèm, mắt ngứa và rất khó chịu. Hầu hết các trường hợp, bệnh do vi rút Adenovirus và vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu thấy đau mắt đỏ sưng phù nề trở nên nghiêm trọng

Đau mắt đỏ do virus thường kèm theo các triệu chứng tương tự cảm lạnh và thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên và không quá nghiêm trọng. Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường xuất hiện nhiều rỉ mắt xanh, vàng và nguy hiểm hơn.

Nhìn chung, nếu người bệnh có sức đề kháng tốt thì đau mắt đỏ sưng phù nề thường tự khỏi trong vòng 5-10 ngày và không gây biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, một số trường hợp diễn biến nặng hơn làm xuất hiện giả mạc ở vùng kết mạc, mắt sẽ sưng phù, gây nặng mắt, có dịch trong mắt. Do đó, nếu nhận thấy phần sưng phù không biến mất hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về thị giác thì bạn nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị.

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ sưng phù nề

Dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ

Nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo giúp rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt, có tác dụng làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Chính vì vậy mà mặc dù chúng không thể tiêu diệt vi khuẩn, virus nhưng lại được các bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại thuốc có tính năng bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic không nên được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh.

Dùng các thuốc nhỏ mắt có chứa cortizol

Thuốc nhỏ mắt chứa cortizol có công dụng giảm viêm, dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc khởi phát sẽ giúp bệnh chóng khỏi hơn. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bệnh sẽ nặng lên do chẩn đoán nhầm hay kháng sinh không đủ hiệu lực che chở nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, các sản phẩm chứa cortizol cần được sử dụng dựa theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt.

Ngăn chặn sự lây lan của bệnh

Vệ sinh mắt một cách sạch sẽ là cách tốt nhất để bệnh không lây lan. Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ sưng phù nề, bạn cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không dụi mắt bằng tay.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm trước khi vệ sinh mắt.
  • Dùng giấy hoặc khăn lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày.
Vệ sinh mắt thường xuyên để bệnh mau khỏi
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm một cách thường xuyên.
  • Không dùng chung các vật dụng nhằm tránh lây bệnh cho người trong gia đình.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm bệnh để tránh lây lan.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *