Tuy là một bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, đau mắt đỏ sốt cao sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Đau mắt đỏ sốt cao là bệnh gì?
Bệnh đau mắt đỏ là chứng viêm đỏ lớp màng kết mạc trong tròng mắt và màng phần mí mắt. Bệnh chủ yếu do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra và thường bùng phát vào mùa hè đến cuối mùa thu, lúc thời tiết giao mùa, khi độ ẩm không khí cao…
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh sẽ có những triệu chứng nổi bật như:
- Đau rát mắt.
- Sưng mắt.
- Ngứa mắt.
- Mắt đỏ.
- Dỉ mắt có màu vàng hoặc xanh.
- Sưng các hạch bạch huyết ở trước tai.
- Đau mắt đỏ sốt cao trong một số trường hợp.
- Đặc biệt, đối với trẻ em thì khi mắc bệnh có thể có hiện tượng đau tai, viêm họng…gây mệt mỏi.
Thông thường với những bệnh nhân có sức khỏe tốt thì các dấu hiệu đau mắt đỏ sẽ phát triển mạnh trong 3 – 5 ngày đầu rồi sẽ giảm dần cho đến khi hết bệnh và không gây ra biển chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp diễn biến nặng hơn gây xuất hiện giả mạc ở vùng kết mạc, mắt sẽ sưng phù, gây nặng mắt, có dịch trong mắt. Hiện tượng này có thể kéo dài nhiều tháng nếu không được điều trị đúng cách.
Cũng có trường hợp biến chứng gây ảnh hưởng đến thị lực. Chưa kể những người mắc các bệnh mãn tính về mắt thì nguy cơ làm cho bệnh đau mắt đỏ có diễn tiến nặng, lâu khỏi là khá cao.
Điều trị đau mắt đỏ sốt cao đúng cách
Vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh. Trường hợp nếu bạn được chẩn đoán là mắc bệnh đau mắt đỏ thì cần thực hiện các bước sau:
- Tuyệt đối không dùng tay để dụi mắt khi bị bệnh.
- Một điều rất quan trọng là bạn luôn phải rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm.
- Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm dùng 1 lần.
- Chú ý giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy ấm.
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài những việc cần làm trên thì khi bị đau mắt đỏ, bạn cũng nên lưu ý:
- Không đi học hoặc đi làm cho đến khi nào bệnh tình cải thiện.
- Trường hợp đau mắt đỏ do virus gây ra, bệnh sẽ bắt đầu cải thiện sau 3 đến 5 ngày. Thông thường, loại đau mắt đỏ này không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa bệnh lây lan lại rất quan trọng. Vì vậy, nên cách ly người bệnh với những người xung quanh.
- Nếu bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra, người bệnh có thể đi học hoặc làm việc sau khi được điều trị 24 giờ với thuốc kháng sinh và các triệu chứng sau đó đang từ từ được cải thiện. Việc điều trị kháng sinh theo toa thường nhanh chóng giết chết vi khuẩn gây ra bệnh.
- Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ bôi vùng quanh mắt.
- Trường hợp nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do dị ứng thì thuốc kháng histamine như Loratadine (Claritin) hoặc Cetirizine (Zyrtec) có thể giúp làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bạn tuyệt đối không được dùng thuốc kháng histamine cho trẻ em nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.