Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì hiệu quả nhất

Trào ngược dạ dày là bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, đồng thời có thể gây ra những biến chứng nặng. Vậy, trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì để điều trị kịp thời, cải thiện tình trạng bệnh và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng lượng axit trong dạ dày dư thừa tạo áp lực dạ dày thúc đẩy lên thực quản. Ngoài các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, mang thai, hút thuốc, nghỉ giải lao gián đoạn, và những yếu tố khác… là những tác nhân gây bệnh và khiến bệnh nặng hơn. Trước khi tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì hiệu quả nhất, các cần chú ý các nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày.

Khi bị stress kéo dài sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol làm dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, tăng HCl, tăng Pepsine làm tăng tính kích thích của trào ngược, gây phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản.

Thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học dễ  gây áp lực khiến cho dạ dày tăng lượng axit đẩy lên thực quản.

Ngủ sai tư thế có thể gây ra một dạng trào ngược gọi là trào ngược dạ dày ban đêm hay còn gọi là trào ngược khi nằm do dạ dày và thực quản sẽ ngang bằng nhau, khi đó nếu van dạ dày thực quản bị mở sẽ khiến axit tràn sang thực quản, ở lại đó khá lâu và gây hại.

Ngoài ra cũng do bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày bẩm sinh như: chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, bị tai nạn hay béo phì cũng là nguyên nhân khiến cho căn bệnh trào ngược dạ dày hành hạ bạn.

Nên uống thuốc gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia thì người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định dùng thuốc như: rabeprazole, omeprazole, lansoprazole…có tác dụng ức chế tiết axit mạnh, có thể tạo ra vô toan. Ưu điểm của các loại thuốc này là các triệu chứng lâm sàng hết ngay từ những ngày đầu sử dụng nhưng lại gây tác dụng phụ là tiêu chảy, táo bón, đau đầu.

Thuốc Metoclopramide dùng giảm các triệu chứng trào ngược.

Dùng các loại thuốc như: domperidone, metoclopramide, axit alginic… có tác dụng lên các lớp cơ ống tiêu hóa, làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần phải xem kỹ thông tin trên sản phẩm trước khi sử dụng, để tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, có thể dùng thuốc Esomeprazole cũng có công dụng tốt đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng đối với phụ nữ cho con bú và đang mang thai thì phải lưu ý trước khi dùng.

Những lưu ý khi dùng thuốc

Việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể giải quyết từng bước một bằng cách ngoài việc trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì, người bệnh nên kết hợp việc uống thuốc trị và chế độ ăn hợp lý về thức ăn và lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến áp lực cơ thắt thực quản dưới hoặc kích thích thực quản bao gồm các thức ăn có nhiều mỡ, cà phê, các đồ uống có rượu (nhất là vang đỏ, rượu mạnh), thực phẩm có tính axít (như cà chua, cam, quýt,…), kẹo bạc hà, đồ uống cô la, sôcôla.

Phải tránh ăn quá no vì nó tạo khả năng giãn cơ thắt thực quản dưới. Quá nặng cân có thể làm nặng thêm các triệu chứng và nhiều bệnh nhân thấy đỡ nhiều sau khi giảm cân nặng.

Các bệnh nhân không được nằm xuống trong khoảng 3 giờ sau khi ăn (thời kỳ chảy ngược lớn nhất). Nâng cao đầu giường trên một khối kê 15cm hoặc dùng một cái nêm ở dưới đệm giường để làm giảm dòng ngược ban đêm và tăng cường sự thanh thải acid ở thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày là một căn bệnh mãn tính và có thể bị tái phát lại , do đó trước khi tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì tốt, thì hãy đi bệnh viện kiểm tra, khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Tránh ăn quá no vì sẽ tạo khả năng giãn cơ thắt thực quản dưới.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *